Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 5: Nước Đại Việt ta
1. NHẬN BIẾT (4 câu)
Câu 1: Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Nước Đại Việt ta” (tác giả, thể loại, nội dung,…)
Câu 2: Hãy trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Nguyễn Trãi.
Câu 3: Nêu những đặc điểm cơ bản của thể cáo. Những đặc điểm cơ bản đó được thể hiện như thế nào trong đoạn trích “Nước Đại Việt ta”?
Câu 4: Hãy nối các từ ở cột A với các chú giải ở cột B.
A |
| B |
1. Nhân nghĩa |
| a. tên nước ta từ đời vua Lí Thánh Tông |
2. Yên dân |
| b. chỉ triều đại của Triệu Đà, kẻ đã cướp nước Âu Lạc, nhưng sử sách trước đây có tài liệu coi đó là một triều đại của nước nhà |
3. Điếu phạt |
| c. tướng nhà Tống, đem quân sang đánh nước ta thời Lí, bị Lí Thường Kiệt đánh đuổi |
4. Đại Việt |
| d. hai tướng nhà Nguyên. Theo sử, Toa Đô bị giết chết ở trận Hàm Tử (không phải bị bắt sống) |
5. Văn hiến |
| e. những triều đại xây dựng nền độc lập của đất nước ta. |
6. Bắc Nam |
| f. rút ý từ câu "điếu dân phạt tội" (thương dân, đánh kẻ có tội) trong Kinh Thư nói về việc Thang, Vũ đánh kẻ có tội là Kiệt, Trụ |
7. Đinh, Lí, Trần |
| g. vốn là khái niệm đạo đức của Nho giáo, nói về đạo lí, cách ứng xử và tình thương giữa con người với nhau. Ở đây tác giả đã tiếp thu tư tưởng nhân nghĩa của Nho giáo theo hướng lấy lợi ích của nhân dân, dân tộc làm gốc. |
8. Triệu |
| h. đem lại cuộc sống yên ổn cho dân |
9. Hán, Đường, Tống, Nguyên |
| i. vua Nam Hán (nam Trung Quốc) đã sai con là Hoằng Thao (có tài liệu ghi là Hoằng Tháo) đem quân xâm lược nước ta, bị Ngô Quyền đánh bại năm 938 |
10. Hào kiệt |
| k. bến Hàm Tử, một địa điểm ở tả ngạn sông Hồng (nay thuộc huyện Khoái Châu, Hưng Yên), là nơi Trần Nhật Duật phá quân Toa Đô trong cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai |
11. Lưu Cung |
| l. truyền thống văn hoá lâu đời và tốt đẹp |
12. Triệu Tiết |
| m. ở đây Bắc chỉ Trung Quốc, Nam chỉ nước ta |
13. Hàm Tử |
| n. các triều đại Trung Quốc |
14. Toa Đô, Ô Mã (tức Ô Mã Nhi) |
| o. người có tài cao, chí lớn hơn người |
Câu 1:
- Tác giả: Nguyễn Trãi
- Văn bản là phần đầu của “Bình Ngô đại cáo”
- Thể loại: cáo
- Phương thức biểu đạt: nghị luận
- Nội dung: Với cách lập luận chặt chẽ và chứng cứ hùng hồn, đoạn trích Nước Đại Việt ta có ý nghĩa như bản tuyên ngôn độc lập: Nước ta là đất nước có nền văn hiến lâu đời, có lãnh thổ riêng, phong tục riêng, có chủ quyền, có truyền thống lịch sử; kẻ xâm lược là phản nhân nghĩa, nhất định thất bại.
Câu 2:
- Nguyễn Trãi (chữ Hán: 阮廌, 1380 – 19 tháng 9 năm 1442), hiệu là Ức Trai (抑齋), là một nhà chính trị, nhà văn, người đã tham gia tích cực Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo chống lại sự xâm lược của nhà Minh (Trung Quốc) với Đại Việt. Khi cuộc khởi nghĩa thành công vào năm 1428, Nguyễn Trãi trở thành một trong những khai quốc công thần của triều đại quân chủ nhà Hậu Lê trong Lịch sử Việt Nam. Ông được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và là 1 trong 14 anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam.
- Xuất hiện ở nửa đầu thế kỉ XV, thiên tài văn học Nguyễn Trãi trở thành một hiện tượng văn học kết tinh truyền thống văn học Lí – Trần, đồng thời mở đường cho cả một giai đoạn phát triển mới.
- Về nội dung, văn chương Nguyễn Trãi hội tụ hai nguồn cảm hứng lớn của văn học dân tộc là yêu nước và nhân đạo.
- Về hình thức nghệ thuật, văn chương Nguyễn Trãi có đóng góp lớn ở cả hai bình diện cơ bản nhất là thể loại và ngôn ngữ. Nguyễn Trãi là nhà văn chính luận kiệt xuất, nhà thơ khai sáng văn học tiếng Việt. Ông đem đến cho nền văn học dân tộc thơ Đường luật viết bằng chữ Nôm, góp phần làm cho tiếng Việt trở thành ngôn ngữ văn học giàu và đẹp.
- Tác phẩm nổi bật: Bình Ngô đại cáo, Quốc âm thi tập, Quân trung từ mệnh tập, Dư địa chí, Ức Trai thi tập
Câu 3:
Đặc điểm của thể cáo | Dẫn chứng trong “Nước Đại Việt ta” |
– Chức năng của thể cáo là tuyên ngôn hoặc tổng kết một vấn đề, một sự kiện. | – Đoạn mở đầu Bình Ngô đại cáo tuyên ngôn về nhân nghĩa, về độc lập dân tộc. |
– Kết cấu gồm bốn phần: nêu luận đề chính nghĩa; lên án, tố cáo tội ác của lực lượng phi nghĩa; thuật lại quá trình chinh phạt gian khổ và tất thắng của lực lượng chính nghĩa với cảm hứng ngợi ca; tuyên bố chiến quả, khẳng định sự nghiệp chính nghĩa. | – Đoạn mở đầu Bình Ngô đại cáo nêu luận đề chính nghĩa (nguyên lí nhân nghĩa và chân lí về sự tồn tại độc lập của “nước Đại Việt ta").
|
– Về lập luận, thường có sự kết hợp giữa lí lẽ và chứng cứ thực tiễn, giữa tư duy lô-gíc và tư duy hình tượng. | – Chứng minh bằng thực tiễn: “Việc xưa xem xét – Chứng cớ còn ghi”; sử dụng câu văn giàu hình tượng: “Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội – Nhơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi". |
– Về lời văn, cáo phần nhiều được viết bằng văn biền ngẫu, không có vần hoặc có vần, thường có đối, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau. Cũng có khi thể cáo dùng đan xen tản văn (văn xuôi) với biền văn. | – Toàn bộ đoạn trích Nước Đại Việt ta được viết bằng văn biền ngẫu, câu dài ngắn không gò bó, mỗi cặp hai vế đối nhau: “Núi sông bờ cõi đã chia – Phong tục Bắc Nam cũng khác – Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập – Cùng Hán, Đường, Tống Nguyên mỗi bên xưng đế một phương". |
Câu 4:
1g, 2h, 3f, 4a, 5l, 6m, 7e, 8b, 9n, 10o, 11i, 12c, 13k, 14d
Bình luận