Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 3: Sao băng

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 3: Sao băng. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Câu nào sau đây không đúng về sao băng?

  • A. Là một trong những hiện tượng đẹp và kì thú của thiên nhiên
  • B. Là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển của Trái Đất
  • C. Là một ngôi sao đang bị rơi khỏi bầu trời
  • D. Là một thiên thạch, mảnh vỡ của các sao chổi cũ hoặc mảnh kim loại từ các tiểu hành tinh khi va chạm với nhau

Câu 2: “…………… chính là nguyên nhân chính xuất hiện mưa sao băng”

  • A. Sao chổi
  • B. Sự vỡ vụn của thiên hà
  • C. Phép thuật của tiên nữ
  • D. Sự thay đổi của tính chất sao

Câu 3: Chu kì của các trận mưa sao băng thường là:

  • A. 3 tháng
  • B. 1 năm
  • C. 5 năm
  • D. Không xác định

Câu 4: Đâu không phải một thông tin chính là văn bản cung cấp?

  • A. Khái niệm sao băng
  • B. Lí do xuất hiện mưa sao băng
  • C. Phương thức hình thành sao băng nhân tạo
  • D. Cách để xem được cơn mưa sao băng

Câu 5: Chu kì của các trận mưa sao băng thường là?

  • A. 3 tháng
  • B. 1 năm
  • C. 5 năm
  • D. Không xác định

Câu 6: Yếu tố nào có thể cản trở việc xem cơn mưa sao băng?

  • A. Mây
  • B. Độ ô nhiễm của không khí
  • C. Quá nhiều ánh sáng
  • D. Tất cả đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Những thông tin chính mà văn bản “Sao băng” cung cấp là gì? Em dựa vào đâu để nhận biết nhanh các thông tin ấy?

Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu những điềm báo khi thấy sao băng rơi.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các đề mục in nghiêng khác đề mục in đậm ở chỗ nào?

  • A. Là những ý nhỏ hơn
  • B. Là những ý lớn hơn
  • C. Là nội dung phụ
  • D. Là nội dung chính.

Câu 2: Mức độ xuất hiện của sao băng, mưa sao băng theo những nghiên cứu ở hiện tại như thế nào?

  • A. Rất hiếm
  • B. Tương đối
  • C. Nhiều
  • D. Vô số, ngày nào cũng có.

Câu 3: Người viết có tin vào điềm xấu khi thấy sao băng không?

  • A. Có, vì chính người viết từng gặp họa có liên quan đến sao băng
  • B. Có, vì người viết theo chủ nghĩa duy tâm
  • C. Không, vì người viết cho rằng những điềm báo khi có sao băng không có cơ sở khoa học
  • D. Không, vì người viết không nói gì về điều này

Câu 4: Những ngôi sao băng sẽ không còn thơ mộng nếu:

  • A. Bị phù phép thành những điềm gở
  • B. Chúng quá lớn và rơi xuống bề mặt địa cầu
  • C. Chúng đột nhiên biến mất trên bầu trời
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Vì sao con người thường ước khi nhìn thấy sao băng?

  • A. Vì từ cổ chí kim, luật pháp của mọi thời đại đều quy định khi nhìn thấy sao băng thì con người phải ước nguyện
  • B. Vì từ xưa tới nay, con người ta luôn tin rằng nếu bạn thành tâm ước một điều gì đó khi nhìn thấy sao băng thì điều ước đó sẽ trở thành sự thật
  • C. Vì người ta sợ họa sẽ ập đến nếu không tôn kính thần linh
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Vì sao văn bản này lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

  • A. Vì tính chất chủ quan, duy tâm, duy ý chí của người viết.
  • B. Vì khi nói về sao băng thì người ta chỉ có thể nói về nó dưới dạng một văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên.
  • C. Vì sao băng là một hiện tượng tự nhiên và các thông tin trong bài được trình bày trên cơ sở khoa học để giải thích về hiện tượng này.
  • D. Tất cả các đáp án trên

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hình ảnh trong văn bản được gọi là phương tiện gì? Nó có tác dụng gì?

Câu 2 (2 điểm): Theo em, vì sao văn bản “Sao băng” lại được coi là văn bản giải thích một hiện tượng tự nhiên?

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 3: Sao băng, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác