Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

Sao băng, hay sao sa, là đường nhìn thấy của các thiên thạch và vẫn thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái Đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển.

Những cơn mưa sao băng nổi tiếng:

  • Quadrantids: Từ 1 đến 5 tháng 1 hàng năm. Cực điểm thường vào 3 – 4 tháng 1.
  • η-Aquariids: Từ 19 tháng 4 đến 28 tháng 5 hàng năm. Cực điểm vào 5-6 tháng 5.
  • Perseids: Từ 17 tháng 7 đến 24 tháng 8. Cực điểm vào 12-13 tháng 8.
  • Orionids: Từ 2 đến 7 tháng 10. Cực điểm vào 4-5 tháng 10.
  • Leonids: Từ 10 đến 23 tháng 11. Cực điểm vào 16-17 tháng 11.
  • Geminids: Từ 07 đến 17 tháng 12. Cực điểm vào 12-13 tháng 12.

Bài tham khảo 2:

Sao băng chỉ đơn giản là một viên đá phát sáng có đuôi ion ở phía sau đi dọc theo phương di chuyển của chúng. Khi sao băng đi vào tầng trên của bầu khí quyển Trái Đất, chiếc đuôi này sẽ được tạo ra và tồn tại trong khoảng 1 phút. Sao băng càng lớn thì có đuôi ion hóa càng to. Khi chúng biến mất, một lượng lớn năng lượng điện sẽ được giải phóng ra và có khả năng làm vỡ cửa sổ, đổ cây cối và một số vật liệu khác bị rung. Thực chất chúng có đủ loại màu sắc khác nhau như: màu xanh, màu đỏ, màu trắng,... Trong đó, ngôi sao xanh và trắng thường dễ quan sát bằng mắt vào ban đêm nhất vì chúng chỉ là một vệt sáng nhỏ trên bầu trời. 

Bài tham khảo 3:

Sao băng hay sao sa (sao băng tiếng Anh là shooting star), là đường nhìn thấy của các thiên thạch khi chúng đi vào khí quyển Trái đất (hoặc của các thiên thể khác có bầu khí quyển). Trên Trái Đất, việc nhìn thấy đường chuyển động của các thiên thạch này là do nhiệt phát sinh ra bởi áp suất nén khi chúng đi vào khí quyển. Thực chất, những trận mưa sao băng mỗi năm chỉ xuất hiện được vài lần, thậm chí còn hiếm hơn nữa. Nhưng sao băng không thật sự hiếm tới vậy, như năm 2008 được ghi nhận là có tới 30 trận mưa sao băng.

Bài tham khảo 4:

Có thể thấy rằng sao băng gắn với khá nhiều quan niệm tâm linh kỳ bí nhưng thực chất những niềm tin này hoàn toàn không có cơ sở khoa học. Từ khi nền khoa học hiện đại phát triển, các nhà khoa học đã có rất nhiều cuộc nghiên cứu về những ngôi sao băng và bản chất của chúng. Thực tế, sao băng không phải là ngôi sao rơi xuống từ bầu trời mà chỉ là những viên đá của vũ trụ với nhiều kích cỡ to, nhỏ khác nhau, vô tình đi ngang qua bầu khí quyển của Trái Đất. Sở dĩ, chúng ta có thể nhìn thấy sao băng phát sáng và trông như đang lao xuống là vì sao băng di chuyển với vận tốc rất nhanh (khoảng 100.000 km/h). Tốc độ khủng khiếp này làm sinh ra ma sát giữa thiên thạch với khí quyển và đó chính là chiếc đuôi dài phát sáng của sao băng.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 3 Sao băng, soạn văn mẫu 8 sách CD bài 3 Sao băng Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 3 Sao băng, văn mẫu bài Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài Có nhiều cách nhìn nhận về hiện tượng sao băng. Dựa vào nội dung văn bản, em hãy nêu cách hiểu của em về hiện tượng này.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác