Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Dẫn ra một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này.
Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan gì đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung? Dẫn ra một số ví dụ trong văn bản cho thấy tác động của hiện tượng này.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bài tham khảo 1:
Các số liệu quan trắc tại các trạm hải văn ven biển nước ta giai đoạn 1993 - 2010 cho thấy, mực nước trung bình ở Biển Đông tăng khoảng 4,7 mm/năm; trong đó, riêng Việt Nam có mức tăng trung bình khoảng 2,8 mm/năm. Gần đây, các dự báo cũng đều khẳng định, mực nước biển của nước ta có thể tăng thêm 33,3 cm vào năm 2050, 45 cm vào năm 2070 và khoảng 01 m vào năm 2100. Nếu kịch bản này diễn ra, nhiều khu vực đất liền ven biển và vùng đất trũng sẽ bị chìm trong nước; thậm chí, có khu vực sẽ bị ngập sâu vĩnh viễn. Ví dụ, nếu nước biển dâng cao 01 m thì 4,4% lãnh thổ Việt Nam bị ngập vĩnh viễn, 10% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp và tỷ lệ các khu vực bị ngập nặng theo thứ tự là, đồng bằng sông Hồng: 17,57%, các tỉnh ven biển miền Trung (từ Thanh Hóa đến Bình Thuận): 1,47%, Thành phố Hồ Chí Minh: 17,84% và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là 4,79%. Đặc biệt, đồng bằng sông Cửu Long sẽ là khu vực có nguy cơ ngập cao nhất (khoảng 39,40% diện tích); trong đó, tỉnh Kiên Giang có thể ngập đến 75% diện tích. Các đảo có nguy cơ ngập cao nhất là: Vân Đồn, Côn Đảo và Phú Quốc.
Đây là thách thức rất lớn đối với toàn cầu nói chung, Việt Nam nói riêng, bởi mực nước biển dâng không những làm diện tích đất đai bị thu hẹp, mà còn làm nhiễm mặn một số nguồn nước ngọt, tác động xấu tới sản xuất nông nghiệp, đe dọa đến cuộc sống nhân dân. Khu vực ảnh hưởng lớn nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, dự báo vào năm 2030, khoảng 45% diện tích của khu vực này sẽ bị nhiễm mặn cục bộ và gây thiệt hại nặng nề cho ngành trồng trọt (khoảng 17 tỷ USD) cũng như hệ thống cấp nước ở các vùng trũng của Nam Bộ. Khu vực vùng núi, tuy không chịu tác động trực tiếp của nước biển dâng nhưng cũng chịu ảnh hưởng gián tiếp, như: vấn đề an ninh lương thực, nước sạch và đất ở, gia tăng các hiện tượng lũ ống, lũ quét, v.v. Đồng thời, hệ lụy của nước biển dâng còn ảnh hưởng xấu đến các lĩnh vực tiềm tàng, như: thủy sản, du lịch và môi trường sinh thái, v.v. Điều đó đòi hỏi mỗi con người, mỗi tổ chức trên khắp thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng, cần có những hành động cụ thể để “cứu lấy mái nhà chung”, như lời kêu gọi của cựu Tổng Thư ký Liên hợp quốc Ban-ki-moon khi phát biểu tại Lễ khai mạc Năm Quốc tế các tiểu quốc đảo đang phát triển năm 2014: “Trái Đất chính là hòn đảo chung của tất cả chúng ta, vì vậy hãy cùng nhau bảo vệ trái đất”.
Bài tham khảo 2:
Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan lớn đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: Nước biển dâng sẽ làm úng ngập các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước. Nước biển dâng cũng làm dần biến mất hoặc xói mòn các bãi biển, cồn cát, đảo chắn và các khu vực vịnh, cửa sông ven biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Đến năm 2100, nếu mực nước biển dâng 100cm, 6,3% diện tích đất của Việt Nam sẽ bị ngập lụt, 4% hệ thống đường sắt, 9% hệ thống đường quốc lộ và 12% hệ thống đường tỉnh lộ sẽ bị ảnh hưởng; trên 10% diện tích vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh; trên 2,5% diện tích thuộc các tỉnh ven biển miền Trung và trên 20% diện tích Thành phố Hồ Chí Minh có nguy cơ bị ngập. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến trên 9% dân số vùng Đồng bằng sông Hồng và tỉnh Quảng Ninh, gần 9% dân số các tỉnh ven biển miền Trung và khoảng 7% dân số Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài tham khảo 3:
Hiện tượng được nêu trong văn bản liên quan lớn đến Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung: Nước biển dâng sẽ làm úng ngập các đồng bằng và xóa sổ nhiều vùng đất ngập nước. Nước biển dâng cũng làm dần biến mất hoặc xói mòn các bãi biển, cồn cát, đảo chắn và các khu vực vịnh, cửa sông ven biển. Nước biển dâng sẽ làm tăng nguy cơ tác động của các cơn bão và của triều cường, khi nước biển dễ dàng xâm nhập vào đất liền.
Theo Văn phòng thường trực, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai, từ đầu năm 2021 đến nay, Việt Nam đã xảy ra 8 cơn bão, 3 áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, 109 trận động đất nhẹ, 316 trận mưa đá, dông lốc, sét; 140 trận mưa lớn, lũ cục bộ, trong đó 9 trận lũ ống, lũ quét, 157 vụ sạt lở bờ sông, 7 đợt nắng nóng và 6 đợt không khí lạnh, gió mùa đông bắc. Ước tính giá trị thiệt hại khoảng 1.428 tỷ đồng…
Thống kê gần đây cho thấy trong 10 năm trở lại đây, đã có 1,7 triệu người đã di cư ra khỏi Đồng bằng sông Cửu Long, trong khi chỉ có 700.000 người mới chuyển đến, tỷ lệ di cư này là gấp hai lần trung bình cả nước.
Tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và miền Trung, hạn hán lại tiếp tục tái diễn trong năm 2019-2020 với quy mô lớn và mức độ khốc liệt hơn so với đợt hạn hán, xâm nhập mặn năm 2016. Trong năm 2020, nguồn nước trên các sông, suối khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên suy giảm và thiếu hụt so với trung bình nhiều năm cùng kỳ từ 35% đến 70%, một số sông thiếu hụt trên 80%.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận