Em hãy nêu một số đề xuất nhằm góp phần khắc phục hiện tượng “nước biển dâng”

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Em hãy nêu một số đề xuất nhằm góp phần khắc phục hiện tượng “nước biển dâng”


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

Để đối phó với các hiểm họa, giảm nhẹ và từng bước thích nghi biến đổi khí hậu và nước biển dâng, Việt Nam cần chú trọng đến việc xây dựng và phát huy hiệu quả các hệ thống và công trình thủy lợi đã có, làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch thủy lợi, thực hiện các dự án trong tương lai.

Việc xây dựng các đê kiên cố hóa bờ biển, bờ sông ở Việt Nam là rất cần thiết. Hiện Việt Nam có 28 tỉnh, thành phố ven biển từ Móng Cái đến Hà Tiên cùng với  2.360 con sông với chiều dài từ 10km trở lên và 26 phân lưu của các sông lớn, tạo thành hệ thống sông ngòi dày đặc.

Khi nước biển dâng cao, để bảo đảm an toàn cuộc sống của người dân, chúng ta có thể làm “đê cứng” (bê tông cốt thép dày). Tuy vậy, việc này vô cùng tốn kém, khả năng tài chính của ta chưa thể đáp ứng và phải mất rất nhiều năm và về lâu dài, chúng ta chỉ có thể làm đê cứng ở một số nơi xung yếu nhất.

Bài tham khảo 2:

Nhóm giải pháp thứ 2 là phi công trình. Đó là giáo dục tuyên truyền cho người dân, phát triển công nghệ dự báo nhằm giảm nhẹ thiệt hại do biến đổi khí hậu và nước biển dâng. Nhóm giải pháp này cũng bao gồm cả việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu cây trồng hợp lý để tránh thiệt hại và tăng hiệu quả, quản lý và duy trì chức năng của rừng phòng hộ.

Sự kết hợp hài hòa cả giải pháp công trình và phi công trình sẽ làm giảm vốn đầu tư và tăng hiệu quả. Giải pháp phi công trình dễ làm, khả thi, ít tốn kém và thân thiện với môi trường là “làm đê mềm” bằng cách “trồng rừng ngập mặn” ở tất cả những bãi sình lầy, những nơi có thể trồng được các loại cây: mắm, đước, bần, sú, vẹt, với chiều rộng từ 300 - 1.000m, phía bên trong là đê, kết hợp với đường giao thông.

Hai bên đường có thể trồng các loại tre, cây dầu mè, cỏ vetiver… là những loại cây, cỏ có tác dụng chống gió, bão, sóng thần, sạt lở…rất tốt. Ở những vùng nước ngọt, phèn trồng tre, bần, dừa nước, dừa, cỏ vetiver... dọc theo các bờ sông, bờ bao.

Ở ven biển các tỉnh miền Trung, việc bảo vệ các rừng phi lao, rừng dừa chắn gió bão, chắn sóng và nước biển dâng là rất cần thiết để bảo vệ mùa màng và khu dân cư.

Các thành phố lớn ở Việt Nam đều chịu ảnh hưởng không nhỏ từ thiên tai, biến đổi khí hậu và nước biển dâng, khiến ngập lụt đô thị ở nước ta có xu hướng ngày càng gia tăng và trầm trọng hơn, không chỉ ở các đô thị miền Trung (Huế, Hà Tĩnh, Tuy Hòa…) mà cả ở miền Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Điện Biên…) và miền Nam (TP.HCM và các đô thị Đồng bằng sông Cửu Long). Do đó, ở nhóm giải pháp này cần phải thực hiện xanh hóa cảnh quan đô thị.

Hiện diện tích cây xanh công cộng trong các đô thị nước ta rất nhỏ bé (khoảng 2,5 - 3,5 m2/người so với Quy chuẩn xây dựng (QCXD 01:2008) của Bộ Xây dựng (khoảng 5 - 7m2/người), cũng như so với các thành phố lớn ở nước ngoài. Ưu tiên phân bố đất công để nhanh chóng nâng cao diện tích không gian xanh và mặt nước ở các đô thị, đạt tiêu chuẩn theo từng loại đô thị.

Khuyến khích đầu tư và phát triển các khoảng không gian xanh trong các dự án đô thị và khuyến khích cộng đồng, doanh nghiệp và các hộ gia đình huy động nguồn lực để xanh hóa cảnh quan đô thị (thảm cỏ che phủ mặt đất, cây xanh trên bề mặt công trình, sân trong, sân thượng và tầng lửng công trình).

Bài tham khảo 3:

Thay vì xây dựng các rào cản kỹ thuật để chống chọi với nước lũ, các giải pháp quy hoạch cần tạo ra nhiều không gian hơn cho nước, để nước có thể thâm nhập vào đô thị theo cách có thể kiểm soát, qua đó giúp cải thiện khí hậu, cảnh quan, chất lượng nước, giảm thiểu chi phí xây dựng các công trình ngăn lũ và thoát nước.

Bài tham khảo 4:

Các biện pháp bảo vệ: bao gồm giải pháp bảo vệ “cứng” và bảo vệ “mềm”, trong đó các giải pháp bảo vệ cứng chú trọng đến các can thiệp vật lý, giải pháp kĩ thuật công trình xây dựng cơ sở hạ tầng như xây dựng tường biển, tôn cao các tuyến đê, kè sông, kè biển, xây dựng đập ngăn nước mặn hoặc kênh mương để kiểm soát lũ lụt…trong khi đó các biện pháp bảo vệ mềm lại chú trọng các giải pháp thích ứng dựa vào hệ sinh thái như tăng cường trồng rừng phòng hộ ven biển, đầu tư vào đất ngập nước, bổ sung đất cho các bãi biển, cải tạo các cồn cát ven biển, trồng rừng ngập mặn…

Các biện pháp thích nghi: các biện pháp này nhấn mạnh đến việc đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng, chuyển đổi tập quán canh tác, chú trọng đến việc điều chỉnh các chính sách quản lý bao gồm những phương pháp quy hoạch đón đầu, thay đổi các tiêu chuẩn xây dựng, sử dụng đất, các tiêu chuẩn về bảo vệ môi trường... nhằm giảm thiểu tính dễ tổn thương, tăng cường khả năng thích nghi, sống chung với lũ của cộng đồng trước tác động của BĐKH và nước biển dâng.

Các biện pháp di dời: phương án cuối cùng khi mực nước biển dâng lên mà không có điều kiện cơ sở vật chất để ứng phó là biện pháp di dời, rút lui vào sâu trong lục địa. Đây là phương án né tránh tác động của việc nước biển dâng bằng tái định cư, di dời nhà cửa, cơ sở hạ tầng ra khỏi vùng có nguy cơ bị đe doạ bị ngập nước. Phương án này bao gồm cả việc di dân từ vùng đất ngập nước vào sâu trong nội địa.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 3 Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI, soạn văn mẫu 8 sách CD bài 3 Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 3 Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI , văn mẫu bài Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài Em hãy nêu một số đề xuất nhằm góp phần khắc phục hiện tượng “nước biển dâng”

Bình luận

Giải bài tập những môn khác