Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Tuyển tập những bài tập làm văn hay nhất trong chương Ngữ văn lớp 8 bộ sách cánh diều. Sau đây, mời bạn đọc cùng tham khảo bài: Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Bài tham khảo 1:

Qua đoạn trích, có thể thấy ông Giuốc-Đanh là một người ngu dốt, ngờ nghệch, lại có thói háo danh và vô cùng lố bịch, điển hình cho bọn trưởng giả học làm sang.  Tính cách của Giuốc-đanh được thể hiện rõ trong đối thoại với bác phó may. Ông xúng xính trong bộ lễ phục may hoa ngược, đi đi lại lại giữa đám thợ phụ theo nhịp của dàn nhạc! Chân tướng của một trường giả học làm sang vừa ngu dốt, vừa háo danh, một gã phó may láu cá, bịp bợm, một bọn thợ phụ ma ranh. Sự đắc ý của Giuốc-đanh lên tới tột độ khi tin rằng mình đã có được bộ lễ phục đúng mốt quý tộc. Điều ấy làm cho lão ta sẵn sàng bỏ qua những chuyện vặt vãnh trước đó. Đến bộ tóc giả và lông đính mũ thì lão cũng chỉ hỏi qua loa lấy lệ. Chỉ biết rằng chính ông Giuốc-đanh phát hiện ra sự cố này. Khổ một cái, cái bác phó may với tay nghề khó hiểu này lại bảo rằng người quý tộc người ta vẫn mặc vậy. Mà ông Giuốc-đanh thì đang học đòi làm sang. Thế là ông hoàn toàn bị khuất phục bởi sự láu cá của bác phó may. Sang cảnh sau của lớp kịch, tính cách trưởng giả học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh tiếp tục được bộc lộ. Ông được xưng tôn là "ông lớn", lại đúng vào lúc ông đang mặc lễ phục và say sưa với cảm giác trở thành quý phái. Thế là bác phó may được thưởng vì tiếng "ông lớn" sang trọng ấy. Không phải ông Giuốc-đanh không nghĩ gì đến túi tiền của mình (mà là tại vì cái mộng quý phái còn lớn hơn cả sự tiếc tiền! Như vậy cũng đủ thấy tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc-đanh mạnh đến mức nào. Mô-li-e đã xây dựng một nhân vật hài kịch bất hủ khi tạo ra sự khập khiễng, bất hoà giữa cái ngu dốt, ngớ ngẩn và cái sang trọng học đòi ở nhân vật ông Giuốc-đanh, với hàng loạt các tình tiết gây cười.

Bài tham khảo 2:

Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh đúng thật chỉ là một trưởng giả khao khát được nâng lên hàng quý tộc. Nhưng bản chất ông không thể thành quý tộc được vì ông rất thiếu hiểu biết, thích được nịnh nọt và tâng bốc. Điều này được thể hiện rất rõ khi bác phó may mang tới cho ông một bộ lễ phục may hoa ngược khiến ông tức giận nhưng chỉ cần bảo quý tộc thường mặc thế là ông lại hài lòng ngay dù thực sự ông cũng không biết quý tộc ăn mặc ra sao. Khi được bốn thợ phụ mặc đồ cho, được khen là ông lớn, cụ lớn, đức ông thì ông sung sướng ra mặt, thấy mình sang trọng, quý phái rồi thưởng cho bốn thợ phụ cả ba lần nịnh bợ mình nhưng sau đó trong đầu lại nghĩ khen thế là phải chăng nếu không khen nữa, ông sẽ mất tong tiền cho họ thôi.

Bài tham khảo 3:

Đoạn kịch là câu chuyện hài hước, châm biếm về nhân vật ông Giuôc-đanh đi may lễ phục. Ông vô cùng bực tức, khó chịu và nôn nóng mong đợi bộ trag phục nhưng lại không vừa ý. Ông đã nhận ra những điều bất hợp lí ở đôi bít tất và đôi giày nhưng bác phó may đã vô cùng “vụng chèo, khéo chống” đưa ra những lí lẽ thuyết phục rằng chúng rất hợp với ông Giuôc-đanh. Và tính chất kịch được đẩy lên cao trong đoạn đối thoại về bộ trang phục đang may, dù nhận ra bông hoa may bị ngược nhưng khi bác phó may nói rằng các nhà quý tộc đều mặc ngược như vậy thì ông Giuôc-đanh lại vô cùng thích thú. Qua đó, ta thấy được sự mê muội, ngu dốt, ông Giuôc-đanh. Ông muốn học đòi làm sang nhưng lại thiếu hiểu biết nên trở thành nạn nhan của thói học đòi. Và trong cuộc đối thoại với đám thợ phu, tính cách đó của ông càng được bộc lộ sâu sắc hơn. Khi được gọi là “ông lớn”, ông thích chí và thưởng cho họ. Và khi danh xưng được tăng lên thành “cụ lớn”, “đức ông” thì ông càng ra sức thưởng. Đó là tiếng cười sâu cay của tác giả với kẻ háo danh, ưa nịnh, khao khát được làm quý tộc như ông Giuôc-đanh. Vì vài tiếng gọi xu nịnh mà ông đã mất rất nhiều tiền và bị sự cười cợt của đám thơ. Câu chuyện về ông Giuôc-đanh đã mang đến cho người đọc tiếng cười  sảng khoái và cũng để lại bài học cho mỗi chúng ta về cách nhìn nhận trong cuộc sống.

Bài tham khảo 4:

Vì muốn trở thành quý tộc nên Giuốc-đanh đã nhờ Đô-răng-tơ mai mối làm quen với bà hầu tước Đô-ri-men (chính là tình nhân của gã). Giuốc-đanh từ chối gả con gái là Luy-xin cho Clê-ông chỉ vì chàng không phải dòng dõi quý tộc. Cuối cùng, nhờ mưu mẹo của nữ đầy tớ Cô-vi-en, Clê-ông cải trang làm hoàng tử Thổ Nhĩ Kì đến cầu hôn Luy-xin và đã được Giuốc-đanh vui vẻ chấp thuận. đoạn trích Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục thuộc lớp kịch kết thúc của hổi hai của vở kịch này với nội dung là Giuốc-đanh dốt nát, quê kệch lại muốn học đòi làm sang nên đã bị nhiều kẻ lợi dụng moi tiền, cảnh Giuốc-đanh mặc lễ phục là một biểu hiện của thói học đòi lối ăn mặc sang trọng của quý tộc nhưng lại bị bọn phó may lừa lọc và biến thành trò cười.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 4 Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục, soạn văn mẫu 8 sách CD bài 4 Ông Giuốc - đanh mặc lễ phục, văn mẫu 8 Cánh diều bài Qua đoạn trích, em thấy ông Giuốc-đanh là người thế nào? Hãy phân tích đặc điểm tính cách của nhân vật này.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác