Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 4: Thi nói khoác

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 4: Thi nói khoác. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn bản “Thi nói khoác” thuộc thể loại gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Truyện ngụ ngôn
  • C. Truyện cười
  • D. Truyện cổ tích

Câu 2: Truyện này:

  • A. Ngắn gọn
  • B. Tương đối dài
  • C. Rất dài
  • D. Không thể xác định được độ dài

Câu 3: Số lượng nhân vật trong truyện này như thế nào?

  • A. Có quá nhiều nhân vật, chia thành nhiều tuyến
  • B. Có nhiều nhân vật nhưng đơn tuyến
  • C. Ít nhân vật
  • D. Đa dạng nhân vật

Câu 4: Câu nào tóm tắt đúng nội dung của văn bản?

  • A. Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau nhưng không ai chịu nhường ai nên đánh nhau chết.
  • B. Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau, sau cùng khi bốn ông đều cảm thấy vui thì tự nhiên bị lừa bởi một tên lính nói khoác.
  • C. Bốn ông quan tổ chức thi nói khoác với nhau, tưởng rằng ông quan thứ tư là giỏi nhất nhưng thực ra tên lính giỏi hơn.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Điều gì khiến người đọc phải buồn cười qua câu chuyện này?

  • A. Những câu nói khoác đá đểu nhau của các ông quan
  • B. Tình huống anh lính nói khoác để lừa các ông quan
  • C. Sự tinh tế, uyển chuyển của lời văn
  • D. Cả A và B.

Câu 6: Tại sao có thể nói: Nội dung nói khoác của ông quan thứ hai và ông quan thứ tư đều có ý “nói lỡm” ông quan thứ nhất và ông quan thứ ba?

  • A. Vì hai ông quan này đều dùng cái thứ mà hai ông kia nói khoác để làm nên phần nói khoác của mình.
  • B. Vì hai ông quan này đều hiểu rõ tâm tư, tình cảm của hai ông kia.
  • C. Vì phần nói khoác của hai ông quan này đều không tinh tế bằng phần của hai ông kia.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Nhan đề “Thi nói khoác” gợi cho em những suy nghĩ gì về nội dung văn bản?

Câu 2 (2 điểm): “Truyện cười thường ngắn gọn, cốt truyện đơn giản, ít nhân vật.”. Em hãy làm sáng tỏ nhận xét vừa nêu bằng truyện “Thi nói khoác”.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cốt truyện của văn bản này:

  • A. Đơn giản
  • B. Tương đối phức tạp
  • C. Rất phức tạp
  • D. Có vô vàn nút thắt

Câu 2: Nói khoác là gì?

  • A. Nói những điều đúng với sự thật
  • B. Nói những điều không đúng với sự thật
  • C. Nói về những dự định trong tương lai
  • D. Bàn về những sự việc trong quá khứ

Câu 3: Quan thứ nhất nói khoác về điều gì?

  • A. Cụ tổ tám mươi đời nhà tôi là họ hàng xa với vua.
  • B. Thấy một sợi dây thừng gấp mười cái cột đình làng.
  • C. Thấy một con trâu to có thể liếm một cái hết cả sào mạ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Chi tiết gây cười ở lời nói khoác của quan thứ ba là gì?

  • A. Cây cầu dài, đứng bên này không trông thấy bên kia
  • B. Hai bố con nhà nọ mỗi người ở một đầu.
  • C. Ông bố chết vì không nhìn thấy con
  • D. Khi con sang đưa đám ma thì mới biết đã đoạn tang được ba năm rồi.

Câu 5: Văn bản chủ yếu nhằm mục đích gì?

  • A. Thể hiện cái tôi cá nhân
  • B. Mua vui
  • C. Châm biếm, đả kích, phê phán thói hư tật xấu
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Qua câu chuyện này, em có thể rút ra bài học gì có ích cho cuộc sống của mình?

  • A. Phải biết cách dùng ý của người khác để đá đểu chính người đó
  • B. Không bao giờ được nói khoác
  • C. Cả A và B.
  • D. Không có bài học gì vì truyện này không nhằm mục đích khuyên răn.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Kết thúc truyện có gì bất ngờ

Câu 2 (2 điểm): Theo em, truyện “Thi nói khoác” chủ yếu nhằm mục đích gì (mua vui hoặc châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội)?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 4: Thi nói khoác, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác