Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 3: Thực hành tiếng việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 3: Thực hành tiếng việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: “Người ta tin rằng mỗi người sống trên cuộc đời này đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Sao băng (sao đổi ngôi) đồng nghĩa với việc người đó chết. Nên nhìn thấy sao băng, người ta cho rằng đã có một ai đó chết. Sao đổi ngôi có thể là báo hiệu của một hiện tượng nào đó (thay đổi một triều đại,...). Một số quan niệm khác lại cho rằng sao băng là một hình tượng đẹp. Nó tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Và tất nhiên, những quan điểm trên đều không có cơ sở khoa học.”

Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?

  • A. Diễn dịch
  • B. Quy nạp
  • C. Song song
  • D. Phối hợp

Câu 2: Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn gì?

  • A. Là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận
  • B. Là vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận
  • C. Là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung
  • D. Là các kiểu đoạn văn triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận

Câu 3: Ở đoạn văn diễn dịch thì:

  • A. Câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước 
  • B. Câu chủ đề là câu thứ nhất nêu ý khái quát, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề
  • C. Câu chủ đề không rõ ràng mà được thể hiện qua toàn bộ đoạn văn.
  • D. Câu chủ đề được thể hiện rõ ràng ở toàn bộ đoạn văn.

Câu 4: Đâu không phải một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?

  • A. Hình ảnh
  • B. Từ ngữ
  • C. Kí hiệu 
  • D. Biểu đồ

Câu 5: Làm thế nào để phân biệt các kiểu đoạn văn này?

  • A. Dựa vào vị trí câu chủ đề
  • B. Dựa vào luận đề
  • C. Dựa vào lí lẽ và bằng chứng
  • D. Dựa vào luận điểm

Câu 6: Đâu là tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” của Lưu Quang Hưng?

  • A. Giúp người đọc dễ dàng hình dung được lượng nước biển dâng qua các năm
  • B. Giúp người đọc thấy được giá trị của văn học trong mô tả lượng nước biển dâng qua các năm
  • C. Giúp người đọc nhận thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Đặc điểm của đoạn văn quy nạp được thể hiện như thế nào trong đoạn văn sau đây?

“Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Để cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, quái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hoá truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.”

Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu chức năng của các kiểu tổ chức đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song và phối hợp.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Các số liệu có vai trò gì trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” của Lưu Quang Hưng?

  • A. Hỗ trợ việc trình bày thông tin được khách quan, chân thực
  • B. Giúp người đọc dễ dàng hình dung vấn đề
  • C. Làm tăng tính chất toán học trong văn
  • D. Cả A và B.

Câu 2: Đoạn văn nào sau đây là đoạn văn diễn dịch?

  • A. Bên cạnh thuỷ triều, mực nước biển còn bị ảnh hưởng bởi tác động của khối không khí trên mặt biển, đặc biệt là gió. Không chỉ góp phần tạo nên các hoàn lưu và dòng chảy trên biển, gió còn khiến cho mực nước dâng cao hơn hay hạ thấp xuống. Tác động của gió và áp suất khi quyển trở nên rõ ràng nhất khi xảy ra bão. 
  • B. Mưa lớn kéo dài ở các vùng đồng bằng (như ở các vùng đồng bằng thuộc miền Trung nước ta) khiến cho nước trên các con sông không kịp thoát, gây ra ngập ủng. Ngoài ra, mưa lớn kéo dài còn hình thành nên các con lũ quét, lũ ống gây ra những thiệt hại nặng nề về người và của.
  • C. Mỗi con lũ đi qua đều càn quét phá huỷ không biết bao nhiêu nhà dân, nương rẫy, giết hại các loại động vật. Ngoài ra, tình trạng bão lũ kéo dài còn khiến cho việc trồng trọt bị ảnh hưởng: các loại cây lương thực vì bị ngập úng mà chết, nguồn thực phẩm trở nên khan hiếm. Có thể nói lũ lụt gây nhiều thiệt hại trực tiếp về vật chất đối với người dân.
  • D. Không chỉ gây thiệt hại về vật chất mà lũ lụt còn gây thiệt hại cả về con người, cướp đi sinh mạng của rất nhiều người. Điển hình là lũ lụt sông Dương Tử ở Trung Quốc năm 1911 đã khiến cho 100 000 người chết, hay lũ lụt đồng bằng sông Hồng năm 1971 khiến cho 594 người chết và hơn 100 000 người bị thương nặng. Như vậy, có thể thấy lũ lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về người. 

Câu 3: Chỉ ra số liệu được sử dụng trong câu: “Liên hợp quốc ước tính có chừng 40% dân số cư ngụ gần biển, với 600 triệu người sinh sống trong khu vực cao hơn mực nước biển từ 10 mét trở xuống”.

  • A. 40%
  • B. 600
  • C. 10
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Đoạn văn sau được triển khai theo hình thức nào?

Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.

  • A. Diễn dịch
  • B. Quy nạp
  • C, Song song
  • D. Phối hợp

Câu 5: Phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ được dùng phối hợp với phương tiện ngôn ngữ nhằm:

  • A. Cải thiện tính chất trang trọng trong một văn bản có tính thông dụng.
  • B. Khái quát hoá những nội dung chính của văn bản.
  • C. Minh hoạ, làm rõ những nội dung nhất định được biểu thị bằng các phương tiện ngôn ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Biểu đồ tần suất dùng để làm gì?

  • A. Dùng để điều tra phạm vi có thể xảy ra đột biến, phục vụ công tác điều tra, nghiên cứu.
  • B. Phân tích dữ liệu giữa các đại lượng của một hay nhiều sản phẩm.
  • C. Dùng để theo dõi sự phân bố và tần suất của các thông số của một quy trình hay sản phẩm.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy sắp xếp các câu sau đây thành đoạn văn diễn dịch, sau đó sắp xếp lại thành đoạn văn quy nạp và cho biết dựa vào cơ sở nào mà em sắp xếp như vậy.

(1) Một cô Tấm (trong truyện “Tấm Cám") bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám - những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.

(2) Một Thạch Sanh (truyện "Thạch Sanh") chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha.

(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích.

(4) Một người em (truyện “Cây khế”) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang, hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi.

Câu 2 (2 điểm): Hãy chỉ ra đặc điểm của đoạn văn song song trong đoạn văn sau:

“Cần tạo cho trẻ em cơ hội tìm biết được nguồn gốc lai lịch của mình và nhận thức được giá trị của bản thân trong một môi trường mà các em cảm thấy là nơi nương tựa an toàn, thông qua gia đình hoặc những người khác trông nom các em tạo ra. Phải chuẩn bị để các em có thể sống một cuộc sống có trách nhiệm trong một xã hội tự do. Cần khuyến khích trẻ em ngay từ lúc còn nhỏ tham gia vào sinh hoạt văn hoá xã hội.”

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 3: Thực hành tiếng việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác