Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 3 Thực hành tiếng việt
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: “Người ta tin rằng mỗi người sống trên cuộc đời này đều có một ngôi sao chiếu mệnh. Sao băng (sao đổi ngôi) đồng nghĩa với việc người đó chết. Nên nhìn thấy sao băng, người ta cho rằng đã có một ai đó chết. Sao đổi ngôi có thể là báo hiệu của một hiện tượng nào đó (thay đổi một triều đại,...). Một số quan niệm khác lại cho rằng sao băng là một hình tượng đẹp. Nó tượng trưng cho tình yêu đôi lứa. Và tất nhiên, những quan điểm trên đều không có cơ sở khoa học.”
Đoạn văn trên là kiểu đoạn văn nào?
- A. Diễn dịch
- B. Quy nạp
- C. Song song
- D. Phối hợp
Câu 2: Diễn dịch, quy nạp, song song, phối hợp là các kiểu đoạn văn gì?
- A. Là những yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong văn bản nghị luận
- B. Là vấn đề được bàn luận trong văn bản nghị luận
- C. Là các kiểu đoạn văn được phân biệt dựa vào cách thức tổ chức, triển khai nội dung
- D. Là các kiểu đoạn văn triển khai những khía cạnh khác nhau của một luận đề trong văn bản nghị luận
Câu 3: Ở đoạn văn diễn dịch thì:
- A. Câu chủ đề là câu đứng cuối đoạn, khái quát ý từ những câu đứng trước
- B. Câu chủ đề là câu thứ nhất nêu ý khái quát, các câu còn lại phát triển ý nêu ở câu chủ đề
- C. Câu chủ đề không rõ ràng mà được thể hiện qua toàn bộ đoạn văn.
- D. Câu chủ đề được thể hiện rõ ràng ở toàn bộ đoạn văn.
Câu 4: Đâu không phải một phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ?
- A. Hình ảnh
- B. Từ ngữ
- C. Kí hiệu
- D. Biểu đồ
Câu 5: Làm thế nào để phân biệt các kiểu đoạn văn này?
- A. Dựa vào vị trí câu chủ đề
- B. Dựa vào luận đề
- C. Dựa vào lí lẽ và bằng chứng
- D. Dựa vào luận điểm
Câu 6: Đâu là tác dụng của biểu đồ được sử dụng trong văn bản “Nước biển dâng: bài toán khó cần giải trong thế kỉ XXI” của Lưu Quang Hưng?
- A. Giúp người đọc dễ dàng hình dung được lượng nước biển dâng qua các năm
- B. Giúp người đọc thấy được giá trị của văn học trong mô tả lượng nước biển dâng qua các năm
- C. Giúp người đọc nhận thấy được trách nhiệm của mình trong bảo vệ môi trường.
- D. Tất cả các đáp án trên.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Đặc điểm của đoạn văn quy nạp được thể hiện như thế nào trong đoạn văn sau đây?
“Đề cao sự khác biệt không phải là cổ động cho lối sống cá nhân ích kỉ, hẹp hòi, chối bỏ mọi trách nhiệm. Để cao sự khác biệt không có nghĩa chấp nhận những sự kì dị, quái đản cốt làm cho cá nhân nổi bật giữa đám đông, xa lạ với văn hoá truyền thống của dân tộc. Đề cao sự khác biệt cũng không đồng nghĩa với việc tán thành lối sống tự do vô mục đích. Xét cho cùng, chỉ sự khác biệt nào toát lên được giá trị của cá nhân và có ích cho cộng đồng thì mới thực sự có ý nghĩa, đáng được đề cao.”
Câu 2 (2 điểm): Hãy nêu chức năng của các kiểu tổ chức đoạn văn: diễn dịch, quy nạp, song song và phối hợp.
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | C | B | B | A | A |
Câu 1:
Ba câu đầu nêu những biểu hiện của sự khác biệt tầm thường, vô nghĩa, từ đó, câu chủ đề (câu cuối cùng của đoạn) ở cuối đoạn văn mới có cơ sở khẳng định sự khác biệt có ý nghĩa, đáng được đề cao.
Câu 2:
- Diễn dịch, quy nạp là hai kiểu tổ chức đoạn văn khác nhau, nhưng đều đáp ứng yêu cầu cơ bản của một đoạn văn: thể hiện rõ chủ đề.
- Do có câu chủ đề, việc tiếp nhận nội dung đoạn văn trở nên thuận lợi hơn, dù câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn (diễn dịch) hay ở cuối đoạn (quy nạp).
- Đoạn văn song song tuy không có câu chủ đề, nhưng nội dung của cả đoạn vẫn thống nhất. Kiểu đoạn văn song song rất phù hợp với việc trình bày các thông tin khách quan, không hàm chứa sự đánh giá chủ quan của người viết. Kết luận thế nào là do người đọc tự suy nghĩ và rút ra.
- Đoạn văn phối hợp có cấu trúc rất chặt theo kiểu tổng hợp – phân tích – tổng hợp. Câu đầu và câu cuối đoạn đều là câu chủ đề. Kiểu đoạn văn này rất phù hợp với việc khẳng định chắc chắn điều mà người viết cho là chân lí.
Bình luận