Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ?

  • A. Sắc thái miêu tả
  • B. Sắc thái biểu cảm
  • C. Sắc thái ngọt ngào
  • D. Cả A và B.

Câu 2: Từ “ăn” thể hiện sắc thái gì?

  • A. Sắc thái trung tính
  • B. Sắc thái trang trọng
  • C. Sắc thái nghĩa tích cực
  • D. Sắc thái nghĩa tiêu cực

Câu 3: Sắc thái nghĩa của từ có mấy loại?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 4: Vì sao từ “ngút ngát” phù hợp hơn trong văn cảnh này so với các từ đồng nghĩa của nó?

Sông Gâm đôi bờ cát trắng

Đá ngồi dưới bến trông nhau

Non Thần hình như trẻ lại

Xanh lên ngút ngát một màu

  • A. Vì từ này mang sắc thái trang trọng còn các từ đồng nghĩa với nó chỉ mang sắc thái thông tục
  • B. Vì nó vừa phù hợp với âm điệu của dòng thơ vừa thể hiện được sự rộng lớn, cao vút. 
  • C. Vì từ này có khả năng mô tả mạnh mẽ hơn các từ đồng nghĩa với nó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Cho câu văn: “Người lớn bây giờ có xu hướng thích xem phim hoạt hình”.

Từ Hán Việt “người lớn” được dùng để làm gì?

  • A. Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn
  • B. Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo
  • C. Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
  • D. Từ này không phải từ Hán Việt.

Câu 6: Từ nào trong khổ thơ sau đồng nghĩa với “đỏ” hoặc thường đi kèm với “đỏ”. Nghĩa/sắc thái nghĩa của từ đó là gì?

Thủng cắp bên hông, nón đội đầu, 

Khuyên vàng, yếm thắm, áo the nâu, 

Trông u chẳng khác thời con gái 

Mắt sáng, môi hồng, mà đỏ au.

  • A. “Thắm”: chỉ màu đỏ đậm, tươi; “au”: chỉ màu đỏ tươi, ửng lên, trông thích mắt
  • B. “Hồng”: chỉ màu đỏ nhạt; “au”: chỉ màu đỏ tươi, ửng lên, trông thích mắt
  • C. “Thắm”: chỉ màu đỏ đậm, tươi
  • D. “The nâu”: chỉ màu đỏ đậm, đen

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Quan sát các từ ngữ trong những cặp sau: ăn – xơi, trắng tinh – trắng hếu, vàng – vàng vọt, người lính – tên lính. Em thấy giữa các từ ngữ trong mỗi cặp có sự tương đồng hay khác biệt về sắc thái nghĩa? Hãy chỉ rõ điều đó.

Câu 2 (2 điểm): Nhóm từ Hán Việt thường có sắc thái nghĩa như thế nào? Sắc thái nghĩa của những từ đó giống hay khác với những từ có nghĩa tương đồng trong tiếng Việt? Hãy lấy ví dụ.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Đâu là sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ?

  • A. Sắc thái miêu tả
  • B. Sắc thái biểu cảm
  • C. Sắc thái ngọt ngào
  • D. Cả A và B.

Câu 2: Các từ ghép “trắng tinh, trắng xoá” đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ:

  • A. Nét nghĩa ẩn giữa sự thuần khiết và sự nhạt nhoà
  • B. Yếu tố chính “trắng”
  • C. Các yếu tố phụ “tinh, xóa”
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 3: Sắc thái nghĩa của từ gồm những loại nào?

  • A. Sắc thái miêu tả
  • B. Sắc thái biểu cảm
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 4: Xác định các từ thuộc sắc thái miêu tả trong các trường hợp sau:

  • A. trắng tinh, trắng xóa, thân phụ, thân mẫu
  • B. cha, mẹ, vợ, thân phụ, thân mẫu, phu nhân
  • C. trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu
  • D. cha, mẹ, vợ

Câu 5: Tại sao ta không nên lạm dụng từ Hán Việt?

  • A. Vì điều đó có thể làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
  • B. Vì điều đó khiến cho suy nghĩ của chúng ta trở nên Hán hoá, không giữ được những phẩm chất trong sáng của người Việt.
  • C. Vì điều đó khiến cho tiếng Trung thâm nhập mạnh mẽ vào tiếng Việt, làm mất bản sắc của tiếng Việt.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 6: Hãy tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây.

Mỗi lần nắng mới hắt bên song,

Xao xác, gà trưa gáy não nùng, 

Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng, 

Chập chờn sống lại những ngày không.

  • A. Xao xác
  • B. Xao xác, não nùng
  • C. Xao xác, não nùng, chập chờn
  • D. Xao xác, não nùng, chập chờn, dĩ vãng

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau:

a. ngắn – cụt lủn

b. cao – lêu nghêu

Câu 2 (2 điểm): Theo em, các từ in đậm trong các câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

- Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Anh ấy có một thân hình to lớn, săn chắc.

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 Cánh diều bài 2: Thực hành tiếng việt, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 cánh diều, đề thi ngữ văn 8 cánh diều bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác