Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 2 Thực hành tiếng việt
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là sắc thái nghĩa chủ yếu của từ ngữ?
- A. Sắc thái miêu tả
- B. Sắc thái biểu cảm
- C. Sắc thái ngọt ngào
- D. Cả A và B.
Câu 2: Các từ ghép “trắng tinh, trắng xoá” đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ:
- A. Nét nghĩa ẩn giữa sự thuần khiết và sự nhạt nhoà
- B. Yếu tố chính “trắng”
- C. Các yếu tố phụ “tinh, xóa”
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Sắc thái nghĩa của từ gồm những loại nào?
- A. Sắc thái miêu tả
- B. Sắc thái biểu cảm
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 4: Xác định các từ thuộc sắc thái miêu tả trong các trường hợp sau:
- A. trắng tinh, trắng xóa, thân phụ, thân mẫu
- B. cha, mẹ, vợ, thân phụ, thân mẫu, phu nhân
- C. trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu
- D. cha, mẹ, vợ
Câu 5: Tại sao ta không nên lạm dụng từ Hán Việt?
- A. Vì điều đó có thể làm cho lời ăn tiếng nói thiếu tự nhiên, thiếu trong sáng, không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- B. Vì điều đó khiến cho suy nghĩ của chúng ta trở nên Hán hoá, không giữ được những phẩm chất trong sáng của người Việt.
- C. Vì điều đó khiến cho tiếng Trung thâm nhập mạnh mẽ vào tiếng Việt, làm mất bản sắc của tiếng Việt.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 6: Hãy tìm các từ láy trong khổ thơ dưới đây.
Mỗi lần nắng mới hắt bên song,
Xao xác, gà trưa gáy não nùng,
Lòng rượi buồn theo thời dĩ vãng,
Chập chờn sống lại những ngày không.
- A. Xao xác
- B. Xao xác, não nùng
- C. Xao xác, não nùng, chập chờn
- D. Xao xác, não nùng, chập chờn, dĩ vãng
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau:
a. ngắn – cụt lủn
b. cao – lêu nghêu
Câu 2 (2 điểm): Theo em, các từ in đậm trong các câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
- Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
- Anh ấy có một thân hình to lớn, săn chắc.
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | C | C | C | A | C |
2. Tự luận
Câu 1:
a) “Ngắn” có sắc thái nghĩa trung tính còn “cụt lủn” có sắc thái nghĩa suồng sã, khẩu ngữ, chê bai.
Ví dụ:
- Đó là một câu trả lời ngắn nhưng đủ ý.
- Đó là một câu trả lời cụt lủn không thể chấp nhận.
b) “Cao” có sắc thái nghĩa trung tính còn “lêu nghêu” có sắc thái nghĩa chê bai (cao nhưng không đẹp)
Câu 2:
Không thể thay thế cho nhau được vì “vĩ đại” mang sắc thái tôn kính, ngưỡng mộ còn “to lớn” thiên về sắc thái trung tính.
Bình luận