Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 2 Thực hành tiếng việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 2: Thực hành tiếng việt: Sắc thái nghĩa của từ ngữ - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi 1, 2:

    Huống chi ta cùng các người sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan. Ngó thấy sứ giặc đi lại nghênh ngang ngoài đường, uốn lưỡi cú diều mà sỉ mắng triều đình, đem thân dê chó mà bắt nạt tể phụ, thác mệnh Hốt Tất Liệt mà đòi ngọc lụa để thỏa lòng tham không cùng, giả hiệu Vân Nam Vương mà thu bạc vàng, để vét của kho có hạn. Thật khác nào như đem thịt mà nuôi hổ đói, sao cho khỏi tại vạ về sau?

Câu 1: Đoạn trích trên có bao nhiêu từ Hán Việt?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 2: Từ Hán Việt "giả hiệu" mang sắc thái nghĩa là gì?

  • A. Chỉ trên danh nghĩa chứ thực chất không phải, cốt để đánh lừa
  • B. Giả gọi
  • C. Hiệu lệnh được làm giả
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Tìm từ có sắc thái phù hợp nhất để điền vào chỗ chấm: "Không thể thống kê chính xác số người ... trong nạn đói năm 1945."

  • A. Chết
  • B. Mất
  • C. Hi sinh
  • D. Từ biệt

Câu 4: Theo em, các từ in đậm trong nhóm câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

- Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Anh ấy có mội thân hình to lớn, săn chắc.

  • A. Có, vì những từ này mang sắc thái giống nhau nên có thể thay thế được với nhau.
  • B. Không, vì nếu thay đổi sẽ mất đi sắc thái nghĩa khái quát, trừu tượng.

Câu 5: Việc sử dụng các từ in đậm sau mang lại sắc thái gì cho lời văn?

Vua truyền cho hai chú cháu đứng dậy, và nói tiếp:

- Việc nước đã có người lớn lo. Hoài Văn Hầu nên về quê để phu nhân có người sớm hôm trông cậy. Đế vương lấy hiếu trị thiên hạ, em ta không nên sao nhãng phận làm con.

  • A. Trang trọng
  • B. Lịch sự
  • C. Lễ phép
  • D. Tôn nghiêm

Câu 6: Từ nào không đồng nghĩa với từ "nội thị"?

  • A. Người hầu
  • B. Người trong thành
  • C. Kẻ hạ
  • D. Thái giám

Câu 7: Sắc thái nghĩa của 2 câu sau có giống nhau không: 

- Mẹ đã về.

- Mẹ đã về!

  • A. Có
  • B. Không

Câu 8: Sắc thái nghĩa của từ "xanh" trong câu thơ sau: "Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao"

  • A. Xanh một màu xanh trên diện rộng
  • B. Xanh tươi đằm thắm
  • C.  Xanh lam đậm và tươi ánh lên
  • D. Xanh tươi mỡ màng

Câu 9: Xác định cách chơi chữ của câu có từ mang sắc thái sau: "Chân lí là cái lí có chân"

  • A. Dựa vào hiện tượng đồng âm
  • B. Dựa vào hiện tương đa nghĩa
  • C. Lối chơi chữ tách các tiếng trong từ
  • D. Điệp từ ngữ

Câu 10: Những từ Hán Việt in đậm mang sắc thái nghĩa gì cho đoạn trích dưới đây?

Yết Kiêu đến kinh đô Thăng Long, yết kiến vua Trần Nhân Tông.

Nhà vua: Trẫm cho nhà ngươi một loại binh khí.

Yết Kiêu: Tâu bệ hạ, thần chỉ xin một chiếc dùi sắt.

Nhà vua: Để làm gì?

Yết Kiêu: Để dùi thủng chiến thuyền của giặc, vì thần có thể lặn hàng giờ dưới nước. 

(Theo Chuyện hay sử cũ)

  • A. Tôn trọng, tôn vinh
  • B. Lịch sự
  • C. Cổ kính, trang trọng
  • D. Hạ mình

Câu 11: Sắc thái nghĩa của từ "xanh" trong câu thơ sau: "Tháng 8 trời thu xanh thắm"

  • A. Xanh một màu xanh trên diện rộng

  • B. Xanh tươi đằm thắm
  • C.  Xanh lam đậm và tươi ánh lên
  • D. Xanh tươi mỡ màng

Câu 12: Sắc thái nghĩa của từ "xanh" trong câu thơ sau: "Nhớ từ sóng Hạ Long xanh biếc"

  • A. Xanh một màu xanh trên diện rộng

  • B. Xanh tươi đằm thắm
  • C.  Xanh lam đậm và tươi ánh lên
  • D. Xanh tươi mỡ màng

Câu 13: Sắc thái nghĩa của từ "xanh" trong câu thơ sau: "Suối dài xanh mướt nương ngô"

  • A. Xanh một màu xanh trên diện rộng

  • B. Xanh tươi đằm thắm
  • C.  Xanh lam đậm và tươi ánh lên
  • D. Xanh tươi mỡ màng

Câu 14: Sắc thái nghĩa của từ "nhanh" trong câu "Hiệp thợ này nhanh vì họ làm mau nên chóng xong"

  • A. Tác phong, có kĩ thuật
  • B. Chỉ thao tác, tốc độ làm việc
  • C. Tốc độ thời gian hoàn thành công việc
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 15: Sắc thái nghĩa của từ "trắng" trong câu thơ sau: "... những khuôn mặt trắng bệch, những bước chân nặng như đeo đá. "

  • A. Trắng mịn màng ( trông đẹp )

  • B. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ

  • C. Trắng đều trên một diện tích rất rộng
  • D. Trắng nhợt, trắng bị phai màu

Câu 16: Sắc thái nghĩa của từ "trắng" trong câu thơ sau: "Bông hoa huệ trắng muốt."

  • A. Trắng mịn màng ( trông đẹp )

  • B. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ

  • C. Trắng đều trên một diện tích rất rộng
  • D. Trắng nhợt, trắng bị phai màu

Câu 17: Sắc thái nghĩa của từ "trắng" trong câu thơ sau: "Hạt gạo trắng ngần"

  • A. Trắng mịn màng ( trông đẹp )

  • B. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ
  • C. Trắng đều trên một diện tích rất rộng
  • D. Trắng nhợt, trắng bị phai màu

Câu 18: Sắc thái nghĩa của từ "trắng" trong câu thơ sau: "Hoa ban nở trắng xóa núi rừng"

  • A. Trắng mịn màng ( trông đẹp )

  • B. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ

  • C. Trắng đều trên một diện tích rất rộng
  • D. Trắng nhợt, trắng bị phai màu

Câu 19: Sắc thái nghĩa của từ "trắng" trong câu thơ sau: "Đàn cò trắng phau"

  • A. Trắng mịn màng ( trông đẹp )

  • B. Trắng và bóng, vẻ tinh khiết, sạch sẽ

  • C. Trắng đều trên một diện tích rất rộng
  • D. Trắng hoàn toàn, không có vết nào của màu khác

Câu 20: Từ đồng nghĩa nào không mang sắc thái giống từ "trông"?

  • A. Nhìn
  • B. Ngắm
  • C. Ngó
  • D. Mong

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác