Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 7 Xa ngắm thác núi Lư
Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 7 Xa ngắm thác núi Lư - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.
Câu 1: Tác giả của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là ai?
A. Lí Bạch
- B. Đỗ Phủ
- C. Hàn Mặc Tử
- D. Trương Kế
Câu 2: Năm sinh, năm mất của tác giả bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là khi nào?
A. 701-762
- B. 702-762
- C. 703-762
- D. 704-762
Câu 3: Tác giả bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là người nước nào?
- A. Việt Nam
B. Trung Quốc
- C. Nhật Bản
- D. Hàn Quốc
Câu 4: Hiệu của tác giả bài thơ Xa ngắm thác núi Lư là:
A. Thanh Liên cư sĩ
- B. Lệ Thanh
- C. Ức Trai
- D. Nghị Hiên
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng về tác giả của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư?
A. Ông là một trong những nhà thơ theo chủ nghĩa lãng mạn
- B. Ông là một người hay viết các tác phẩm về tình yêu
- C. Các tác phẩm của ông chủ yếu là văn nghị luận
- D. Các tác phẩm của ông chủ yếu là thơ thất ngôn tứ tuyệt
Câu 6: Tác giả của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư được mệnh danh là gì?
A. Tiên thơ
- B. Thánh thơ
- C. Thần thơ
- D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 7: Giới thi nhân cùng thời gọi tác giả của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư được mệnh là gì?
- A. Tửu tiên
- B. Trích Tiên Nhân
- C. Thiên Thượng Trích Tiên
D. Tất cả những ý trên đều đúng
Câu 8: Ý nào dưới đây là tác phẩm của nhà thơ?
- A. Vịnh khoa thi Hương
B. Hà Nhạc Anh Linh tập
- C. Sóng
- D. Côn Sơn ca
Câu 9: Thể loại của bài thơ là gì?
- A. Thất ngôn bát cú
- B. Ngũ ngôn tứ tuyệt
- C. Ngũ ngôn bát cú
D. Thất ngôn tứ tuyệt
Câu 10: Dòng nào là dòng dịch nghĩa cho câu thơ “phi lưu trực há tam thiên xích”:
- A. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh làn khói tía
- B. Xa nhìn dòng thác treo trên dòng sông phía trước
C. Thác chảy như bay đổ thẳng xuống từ ba nghìn thước
- D. Ngỡ là sông Ngân rơi tự chín tầng mây
Câu 11: Chủ đề của bài thơ "Xa ngắm thác núi Lư" là gì?
- A. Cảnh đẹp hùng vĩ của thác núi Lư.
B. Tâm hồn hoà nhập với thiên nhiên của nhà thơ
- C. Cảnh thác núi Lư trong sự tưởng tượng phóng khoáng của thi nhân.
- D. Những xúc cảm trước cảnh đẹp của núi Lư
Câu 12: Lí Bạch đã chọn điểm nhìn như thế nào để quan sát thác nước?
- A. Từ trên cao nhìn xuống
B. Từ xa nhìn lại
- C. Đứng gần bên dòng thác
- D. Từ dưới nhìn lên trên đỉnh thác
Câu 13: Dòng nào có nghĩa là “dòng sông phía trước”?
- A. Tử yên
B. Tiền xuyên
- C. Tam thiên
- D. Cửu thiên
Câu 14: Vì sao nhân dân gọi ngọn núi cao của dãy Lư Sơn là Hương Lô?
- A. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, sinh ra khói tía nên gọi là Hương Lô
B. Núi cao có mây mù che phủ, trông xa như chiếc lò hồng nên gọi là Hương Lô
- C. Mặt trời chiếu núi Hương Lô, mây mù che phủ nên gọi là Hương Lô
- D. Tất cả đều đúng
Câu 15: Trong bài thơ Xa ngắm thác núi Lư, tác giả đã ví dòng thác với cảnh vật nào?
- A. Đám mây trên bầu trời.
B. Dải Ngân Hà tuột khỏi mây.
- C. Con rồng từ trên trời bay xuống.
- D. Ngọn núi Hương Lô.
Câu 16: Điểm nhìn của bài thơ là?
- A. Ngay dưới chân núi Hương Lô
- B. Trên con thuyền xuôi dòng sông
- C. Trên đỉnh núi Hương Lô
D. Đứng nhìn từ xa
Câu 17: Nội dung của bài thơ Xa ngắm thác núi Lư?
- A. Miêu tả vẻ đẹp nhìn từ xa của thác nước từ trên đỉnh Hương Lô thuộc dãy núi Lư, qua đó thể hiện tình yêu thiên nhiên và cá tính mạnh mẽ của tác giả
- B. Miêu tả cảnh tráng lệ của thác núi Lư khi nhìn từ xa
- C. Thể hiện tâm hồn yêu thiên nhiên, phóng khoáng của tác giả
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 18: Qua bài thơ, chúng ta có cảm nhận gì về tính cách, tâm hồn và tình cảm của nhà thơ đối với quê hương, đất nước?
- A. Nhà thơ rất yêu thiên nhiên, sống chan hòa với thiên nhiên.
- B. Nhà thơ rất gần gũi với thiên nhiên.
C. Thể hiện tính cách mạnh mẽ, hào phóng, tình cảm trân trọng,ngợi ca và yêu quý tha thiết đối với cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
- D. Tâm trạng cô đơn, buồn thương da diết trước thiên nhiên hùng vĩ.
Câu 19: Nghệ thuật tả cảnh của nhà thơ đặc sắc ở điểm nào?
- A. Chọn điểm nhìn từ xa để tả được vẻ đẹp hùng vĩ của toàn cảnh.
- B. Ngôn từ điêu luyện, hình ảnh sống động, tráng lệ, huyền ảo.
- C. Nghệ thuật lấy “tĩnh” tả “động”,có sự liên tưởng tự nhiên, bất ngờ, độc đáo.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 20: Qua cảm nhận của Lý Bạch, em thấy thác núi Lư có vẻ đẹp như thế nào?
- A, Hiền hòa, thơ mộng.
B. Tráng lệ, kỳ ảo, sinh động.
- C. Hùng vĩ, tĩnh lặng.
- D. Êm đềm, thần tiên.
Xem toàn bộ: Soạn ngữ văn 8 Cánh diều bài 7 Xa ngắm thác núi Lư
Bình luận