Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 4 Cái kính

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 4: Cái kính - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Ai là tác giả của truyện “Cái kính”?

  • A. Aziz Nesin
  • B. Aimatov
  • C. Jourdain

  • D. Moliere

Câu 2: Thể loại của truyện “Cái kính” là gì?

  • A. Truyện ngắn
  • B. Truyện ngụ ngôn
  • C. Truyện cười
  • D. Truyện khó hiểu

Câu 3: Mắt của “tôi” trong truyện thực chất là bị làm sao?

  • A. Bị cận
  • B. Bị viễn
  • C. Bị loạn thị
  • D. Không bị làm sao

Câu 4: Chú ý đoạn “Lâu nay, tôi vẫn … bác học đấy!”. Vì sao nhân vật “tôi” muốn đeo kính?

  • A. Để biến bản thân mình thành một người trí thức ở vẻ bề ngoài.
  • B. Vì “tôi” là một trí thức bị xã hội không coi trọng.

  • C. Vì “tôi” bị lão thị.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Ông đốc tờ cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?

  • A. Cận thị. 1,75 đi-ốp
  • B. Cận thị. 7,5 đi-ốp
  • C. Lão thị. 1,75 đi-ốp

  • D. Lão thị. 7,5 đi-ốp

Câu 6: Cái kính làm theo lời ông đốc tờ gây ra vấn đề gì cho “tôi”?

  • A. Cứ động đeo vào là sa sầm, buồn nôn
  • B. Mắt đóng băng lại

  • C. Mắt lồi ra, đau xót
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 7: Ông bác sĩ giỏi cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?

  • A. Loạn thị. 2 đi-ốp
  • B. Loạn thị. 20 đi-ốp
  • C. Viễn thị. 20 đi-ốp
  • D. Viễn thị. 2 đi-ốp

Câu 8: Cái kính làm theo lời ông bác sĩ giỏi khác gì với cái làm theo lời ông đốc tờ?

  • A. “Tôi” không còn bị táo bón nữa mà bị tiêu chảy
  • B. Không còn gây ra chóng mặt buồn nôn nữa mà gây ra chảy nước mắt.
  • C. Mắt không còn bị lồi ra nữa mà bị lõm vào
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 9: Giáo sư cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?

  • A. Cận thị
  • B. Viễn thị
  • C. Loạn thị
  • D. Lão thị

Câu 10: Chiếc kính thứ ba gây ra hậu quả gì?

  • A. Không còn gì thấy gì nữa, giống như mù luôn.
  • B. Nhìn cái gì cũng lùi xa hẳn ra
  • C. Một mắt nhìn được, một mắt không
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 11: Đâu là cách nói về hậu quả khi đeo những chiếc kính?

  • A. Chỉ ra những hậu quả nghiêm trọng nhất
  • B. Liệt kê các biểu hiện hoặc dùng cách nói tăng tiến
  • C. Sử dụng những từ ngữ gây cười
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 12: Bác sĩ tốt nghiệp ở Mỹ cho rằng mắt của “tôi” bị bệnh gì?

  • A. Không bị bệnh gì
  • B. Một mắt bị viễn, mắt kia bị cận

  • C. Mắt bị mù màu
  • D. Không đề cập đến

Câu 13: Cái kính làm theo ông bác sĩ học ở Đức về gây ra vấn đề gì?

  • A. Nhìn cái gì cũng hoá hai
  • B. Khiến “tôi” không phân biệt được sáng tối
  • C. Nhìn cái gì cũng mờ ảo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 14: Câu nào tóm tắt đúng nội dung của văn bản?

  • A. Một người đàn ông thấy rằng mình mắt mình có vấn đề nên đi khám khắp nơi, tuy nhiên ông lại chỉ toàn gặp lang băm nên không chưa được bệnh, cuối cùng ông may mắn gặp được một vị danh y nên chưa được khỏi.
  • B. Một người đàn ông tưởng rằng mình mắt mình có vấn đề nên đi khám khắp nơi, mỗi nơi ông lại được xác định là mắc một bệnh khác, mỗi lần như thế ông lại thay kính, rồi cuối cùng nhận ra là mắt mình không làm sao cả và cũng không cần kính.
  • C. Văn bản là câu chuyện về quá trình đi chưa bệnh của một người nghèo khổ, gặp nhiều tình huống éo le, thông qua những tình huống đó, người đọc cảm thấy buồn cười.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 15: Ta cần hiểu đoạn “Từ lúc người bạn đó ra về, mắt tôi tự dưng mờ hẳn. Nhìn gần nhìn xa đều không rõ nữa.” như thế nào?

  • A. “Tôi” bị người bạn thân phù phép khi đang nói chuyện, thứ ma thuật đó đã khiến mắt “tôi” dần mờ đi.
  • B. “Tôi” bị người bạn đấm vào mắt, khiến mắt trở nên yếu dần đi.

  • C. “Tôi” bị ám ảnh bởi câu nói của người bạn và biến bản thân từ bình thường thành bị bệnh, phải đeo kính.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 16: Điều gì được phóng đại ở truyện này?

  • A. Trình độ của các bác sĩ
  • B. Hậu quả mà thuốc/ kính gây ra
  • C. Mức độ bệnh và việc gặp các bác sĩ giỏi
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 17: Các bác sĩ nói gì khi “tôi” kể về tình trạng đang gặp?

  • A. Đều cảm thấy thương xót cho hoàn cảnh của “tôi”

  • B. Đều chửi người trước là ngu
  • C. Đều chửi người trước là ngu, trừ bác sĩ đầu tiên
  • D. Cả A và C.

Câu 18: Kết thúc truyện có gì bất ngờ?

  • A. Nhân vật “tôi” nhận ra rằng các bác sĩ đều lừa dối mình.
  • B. Nhân vật “tôi” nhận ra rằng thực ra kính mình đang đeo đã bị vỡ và bản thân mình không cần kính.
  • C. Nhân vật “tôi” bị bà vợ đánh cho một trận nhừ tử, từ mù giả thành mù thật.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 19: Truyện châm biếm, phê phán kiểu người gì?

  • A. Thừa tiền, hễ nghĩ rằng mình có bệnh là đi khắp mọi nơi tìm cách chữa trị mà không xem xét thực tế vấn đề, dẫn đến tiền mất tật mang.

  • B. Luôn lo lắng, dễ bị ám ảnh là mình có vấn đề gì đó bởi những lời nói của người khác hay thông tin không thật mà thực chất thì chẳng có vấn đề gì cả.
  • C. Chuyên làm những điều sai trái như những vị bác sĩ trong truyện.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 20: Yếu tố gây cười nào được sử dụng trong văn bản?

  • A. Nhân vật "tôi" thích đeo kính.
  • B. Các ông bác sĩ đều khám sai bệnh nhưng lại chửi bác sĩ trước khám sai.
  • C. Nhân vật "tôi" bị ngã rớt vỡ kính.
  • D. Nhân vật chính đổi đến 5 chiếc kính mới tìm ra bệnh của mình.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác