Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 8 cánh diều bài 10 Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi

Dưới đây là loạt bài về trắc nghiệm Ngữ văn 8 bài 10 Lá cờ thêu sáu chữ vàng - tác phẩm không bao giờ cũ dành cho thiếu nhi - sách Cánh diều. Các câu hỏi và bài tập đều có đáp án. Phần này giúp học sinh ôn luyện kiến thức rất tốt và làm quen với hình thức thi trắc nghiệm.

Câu 1: Tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng viết về ai?

  • A. Quang Trung
  • B. Lê Lợi
  • C. Trần Quốc Toản
  • D. Hùng Vương

Câu 2: Tác giả của tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng là ai?

  • A. Nguyễn Huy Tưởng
  • B. Xuân Quỳnh
  • C. Ngô Tất Tố
  • D. Nguyễn Bỉnh Khiêm 

Câu 3: Theo tác giả, có thể coi Lá cờ thêu sáu chữ vàng là tác phẩm kinh điển cho thiếu nhi không? 

  • A. Có 
  • B. Không 

Câu 4: Ý nào dưới đây không phải là tác phẩm của tác giả tác phẩm Lá cờ thêu sáu chữ vàng?

  • A. Đêm hội Long Trì
  • B. An Tư
  • C. Số Đỏ 
  • D. Vũ Như Tô

Câu 5: Lá cờ thuê sáu chữ vàng giáo dục người ta về điều gì?

  • A. Nhân cách
  • B. Sự hiểu biết
  • C. A và B đều đúng
  • D. A và B đều sai 

Câu 6: Sài Thung được giới thiệu như thế nào?

  • A. Một tên tham quan 
  • B. Một tên sứ thần hống hách
  • C. Một kẻ ăn bám
  • D. Một vị quan anh minh

Câu 7: Nội dung chủ yếu của phần 2 là gì?

  • A. Giới thiệu nội dung tác phẩm 
  • B. Giới thiệu tác giả tác phẩm
  • C. Giới thiệu người biên tập
  • D. Giới thiệu điểm hay của tác phẩm 

Câu 8: Nội dung chủ yếu của phần 1 là gì?

  • A. Giới thiệu nội dung tác phẩm 
  • B. Giới thiệu tác giả tác phẩm
  • C. Giới thiệu người biên tập
  • D. Giới thiệu điểm hay của tác phẩm 

Câu 9: Người đưa Trần Quốc Toản đến buổi họp là ai?

  • A. Chú của Trần Quốc Toản
  • B. Anh trai của Trần Quốc Toản
  • C. Bác của Trần Quốc Toản
  • D. Cha của Trần Quốc Toản

Câu 10: Trần Quốc Toản là một thiếu niên sớm mồ côi mẹ đúng hay sai?

  • A. Đúng.
  • B. Sai

Câu 11: Trần Quốc Toản xin gặp vua để làm gì?

  • A. Để xin vua ra lệnh hòa hoãn.
  • B. Để xin vua ra lệnh đầu hàng.
  • C. Để xin vua ra lệnh đánh giặc.
  • D. Để xin vua ra lệnh rút lui.

Câu 12: Hoài Văn Hầu Trần Quốc Toản có tâm trạng như thế nào khi phải đứng trên bờ nhìn quang cảnh một sự kiện đặc biệt đang diễn ra ở bến Bình Than?

  • A. Vô cùng ấm ức, vừa hờn vừa tủi.
  • B. Vui mừng, hạnh phúc.
  • C. Buồn bã, do dự.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 13: Điều gì sẽ xảy ra khi Hoài Văn có hành động vượt khuôn phép?

  • A. Hoài Văn sẽ được gặp vua.
  • B. Hoài Văn sẽ bị binh lính bắt giữ.
  • C. Hoài Văn sẽ chết.
  • D. Đáp án A,C đúng.

Câu 14: Gặp được vua, Trần Quốc Toản đã nói gì với vua?

  • A. Xin quan gia cho đánh! Cho giặc mượn đường là mất nước.
  • B. Xin quan gia suy xét! Cho giặc mượn đường là mất nước.
  • C. Xin quan gia cảnh giác! Cho giặc mượn đường là mất nước.
  • D. Xin quan gia cân nhắc! Cho giặc mượn đường là mất nước.

Câu 15: Hoài Văn có hành động gì khi không chịu được cảnh chờ đợi?

  • A. Liều mạng xô mấy người lính Thánh Dực ngã chúi, xăm xăm xuống bến.
  • B. Mắt trừng lên một cách điên dại: “Không buông ra, ta chém!”.
  • C. Mặt đỏ bừng bừng, quát binh lính.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 16: Chọn câu đúng trong các câu dưới đây

  • A. Trần Quốc Toản là thiếu niên anh hùng, sau này chính là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn.
  • B. Trần Quốc Toản là anh vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
  • C. Trần Quốc Toản là con trai vua Trần Nhân Tông, tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.
  • D. Trần Quốc Toản là Hoài Văn Hầu, ông có tham gia kháng chiến chống giặc Nguyên.

Câu 17: Câu chuyện dựa trên bối cảnh lịch sử nào?

  • A. Cuộc kháng chiến chống Pháp.
  • B. Cuộc kháng chiến chống Mỹ.
  • C. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ hai.
  • D. Cuộc kháng chiến chống quân Mông Nguyên xâm lược lần thứ nhất.

Câu 18: Vì sao vua không những tha tội mà còn ban cho Quốc Toản cam quý?

  • A. Vì Quốc Toản là em trai vua nên có thể tha thứ được.
  • B. Vì vua cho rằng Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên nông nổi.
  • C. Vì vua thấy Quốc Toản còn nhỏ mà có chí lớn.
  • D. Vì Quốc Toản thuộc tôn thất.

Câu 19: Theo tác giả, Nguyễn Huy Tưởng đã xây dựng cốt truyện chặt chẽ, hấp dẫn bằng thứ gì?

  • A.  Sức tưởng tượng phong phú và sáng tạo dồi dào
  • B. Tình yêu dành cho tác phẩm nghệ thuật của mình
  • C. Niềm đam mê tìm tòi các câu chuyện lịch sử
  • D. Tất cả những ý trên đều sai 

Câu 20: Nhận xét sau là đúng hay sai: Nội dung phần 3 là ý kiến chủ quan của người giới thiệu hoặc người đọc về tác phẩm

  • A. Đúng
  • B. Sai 

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác