Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 5 Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phan Thanh Giản khi đi sứ Tây Kinh lúc tàu đến một cảng biển ngoại quốc, ông đã làm gì?

  • A. Tuyên truyền cho người dân nơi đây về tội ác của giặc Pháp trên đất An Nam
  • B. Giương quốc kì của xứ đoàn
  • C. Lấy tấm lụa rồi dùng son viết hai chữ lớn “Đại Nam” treo lên mũi tàu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: Phan Thanh Giản khi đi sứ Tây Kinh lúc tàu đến một cảng biển ngoại quốc, ông đã làm gì?

  • A. Tuyên truyền cho người dân nơi đây về tội ác của giặc Pháp trên đất An Nam
  • B. Lấy tấm lụa rồi dùng son viết hai chữ lớn “Đại Nam” treo lên mũi tàu
  • C. Giương quốc kì của sứ đoàn
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Tác giả cho rằng gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp là:

  • A. Hậu quả tất yếu của việc duy trì chế độ phong kiến.
  • B. Một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam sau hơn một thiên niên kỉ tự chủ.
  • C. Điều kiện cho người Việt Nam làm giàu.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 4: Em hiểu nhan đề văn bản “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?” như thế nào?

  • A. Nhan đề cho người đọc cảm nhận sâu sắc về tình trạng đất nước, dù rất giàu có nhưng lại nhỏ bé về diện tích.
  • B. Tác giả muốn đi tìm về cội nguồn của dân tộc Việt Nam.
  • C. Tác giả muốn bàn về tình trạng tụt hậu của Việt Nam nhưng lại để câu hỏi nhằm gợi cho người đọc suy nghĩ.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 5: Tác giả cho rằng gần trăm năm đô hộ của thực dân Pháp là?

  • A. Một nỗi nhục lớn của dân tộc Việt Nam sau hơn một thiên niên kỉ tự chủ
  • B. Hậu quả tất yếu của việc duy trì chế độ phong kiến
  • C. Điều kiện cho người Việt Nam làm giàu
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 6: Theo em, làm thế nào để có thể thoát khỏi tâm lí và cách hành xử tự ti của “một nước nhỏ”?

  • A. Luôn luôn chăm chỉ học tập, rèn luyện, làm việc để bắt kịp khoa học, công nghệ của thế giới.
  • B. Phải tự lực cánh sinh, không nên dựa dẫm vào sự hỗ trợ tiền của, không đổ thừa cho hoàn cảnh.
  • C. Không tự coi mình là kém cỏi so với các nước khác.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Em hiểu nhan đề văn bản Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ? như thế nào? Hãy xác định luận đề và các luận điểm của bài viết.

Câu 2 (2 điểm): Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích gì? Đâu là điều đã tạo nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng?


1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

B

B

C

A

D

2. Tự luận

Câu 1:

- Tác giả đặt nhan đề ở dạng một câu hỏi nhằm kích thích người đọc suy nghĩ và hướng đến bàn về vấn đề nào đó liên quan đến sự phát triển của đất nước.

- Mỗi phần được đánh số trong văn bản triển khai một luận điểm. Các luận điểm trong văn bản:

+ Niềm tự hào của dân tộc ta trong một nghìn năm phong kiến tự chủ giúp chúng ta tồn tại và xây dựng nên một quốc gia hùng mạnh, không thua kém gì các nước khác.

+ Tinh thần và ý chí quyết tâm bảo vệ Tổ quốc đã giúp chúng ta đánh đuổi kẻ thù, xây dựng nên một đất nước độc lập, có chủ quyền.

+ Nước ta hiện nay đang tụt hậu và nguyên nhân chính yếu cho sự tụt hậu đó là nếp nghĩ và hành xử của chúng ta.

+ Nước Việt Nam nhỏ hay không nằm ở chính tâm thế của chúng ta.

- Xác định luận đề: Ta thấy rằng tác giả đi từ quá khứ tới hiện tại để cho người đọc thấy tại sao nước ta giờ đây kém hơn nước ta của cha ông thời xưa. => Luận đề của văn bản: Nước Việt Nam nhỏ hay không nhỏ nằm ở tâm thế của mỗi người dân Việt Nam.

Câu 2:

- Phần (1) và (2) của bài viết nhắc lại lịch sử nhằm mục đích cho người đọc thấy rằng nước ta trong lịch sử là một đất nước phát triển, ngoan cường, không thua kém các nước khác. Hai phần này đã nhắc nhở người đọc về lịch sử vẻ vang của dân tộc.

- Điều làm nên sức mạnh dân tộc trong những giai đoạn lịch sử quan trọng chính là ở tinh thần, khí thế của dân tộc.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác