Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt: Trợ từ và thán từ
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Thực hành tiếng việt: Trợ từ và thán từ. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. HỆ THỐNG LẠI KIẾN THỨC
1. Trợ từ
- Trợ từ là những từ ngữ được thêm vào câu để nhấn mạnh hoặc biểu thị thái độ, tình cảm, sự đánh giá hay mục đích phát ngôn của người nói (người viết). Trợ từ gồm hai nhóm:
- Trợ từ đi kèm các từ ngữ trong câu (chính, đích, ngay, cả, chỉ, những, …).
- Ví dụ: Từ chính trong câu “Chính mắt con trông thấy nó” (Nguyễn Công Hoan) nhấn mạnh vào sự vật nêu ở chủ ngữ (mắt con).
- Trợ từ ở cuối câu (à, ạ, ư, nhỉ, …).
- Ví dụ: Từ nhé trong câu “Em thắp đèn lên chị nhé?” (Thạch Lam) vừ thể hiện mục đích hỏi, vừa biểu thị tình cảm thân mật của người nói.
2. Thán từ
- Thán từ là những từ dùng để biểu lộ tình cảm, cảm xúc của người nói (người viết) hoặc dùng để gọi đáp. Thán từ thường được dùng ở đầu câu nhưng cũng có thể được tách ra thành một câu đặc biệt. Thái từ gồm hai nhóm:
- Thán từ biểu lộ tình cảm, cảm xúc (a, ái, a ha, ôi, ối, …).
- Ví dụ: “Ôi, con đã cho bố một bất ngờ quá lớn” (Tạ Duy Anh), “Ô hay! Mợ giận tôi đấy à” (Nguyễn Công Hoan).
- Thán từ gọi đáp (này, ơi, dạ, vâng, ừ, …).
- Ví dụ: “Vâng! Ông giáo dạy phải!” (Nam Cao).
II. GỢI Ý TRẢ LỜI BÀI TẬP
Bài tập 1
a. Trợ từ là chính, được dùng để nhấn mạnh vào sự vật nêu ở cụm danh từ (lòng tôi) đứng sau.
b. Trợ từ là cả, được dùng để nhấn mạnh về mức độ cao, phạm vi không hạn chế của sự việc (quên…mẹ) nêu ở vị ngữ của câu.
c. Trợ từ là cơ mà, được dùng vừa để thể hiện sự ngạc nhiên của người nói (ở đây là ông đốc) vừa để trấn an, dỗ dành các học trò khi phải tạm chia tay người thân (đừng khóc, vì buổi trưa được về nhà).
d. Trợ từ là à, được dùng đề biểu thị ý nghi vấn.
e. Trợ từ là ư, được dùng để biểu thị ý nghi vấn.
Bài tập 2
- Trong hai từ cả ở những câu đã cho, từ cả ở câu b là trợ từ vì nó được dùng để nhấn mạnh, còn là cả ở câu a là phó từ chỉ lượng.
- Trong hai từ chính ở những câu đã cho, từ chính ở câu c là trợ từ vì nó được dùng để nhấn mạnh vào thời điểm (lúc này) nêu ở trạng ngữ, còn từ chính ở câu d là tính từ bổ sung ý nghĩa cho danh từ nhân vật đứng trước.
Bài tập 3
a. Thán từ là a, biểu lộ sự ngạc nhiên, vui mừng của người nói.
b. Thán từ là ừ, tiếng dùng để đáp lại người ngang hàng hoặc người dưới, tỏ sự đồng ý.
c. Thán từ là ôi chào, biểu lộ sự than thở, chán nản về sự việc không được như ý.
d. Thán từ ở câu d là vâng, dùng để đáp lời người khác một cách lễ phép, tỏ ý nghe theo.
e. Thán từ là ô hay, biểu lộ sự ngạc nhiên.
Bài tập 4
- Trong hai từ ấy ở những câu đã cho, từ ấy ở câu b là thán từ vì nó là tiếng thốt ra ở đầu câu để gợi nhắc sự chú ý và tỏ ý ngăn cản (hay không bằng lòng).
- Trong hai từ này ở những câu đã cho, từ này ở câu d là thán từ vì nó là tiếng dùng để gọi người đối thoại ngang hàng hoặc người dưới.
Bài tập 5
Đoạn văn tham khảo:
Tuổi thơ em có rất nhiều những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ. Đó là lúc cùng các bạn thả diều, chơi lò cò, chơi ô ăn quan, là lúc cùng các bạn nghịch ngợm, phá phách trên con đường làng. Hay là những kỉ niệm về trận đòn roi từ bố mẹ vì những lần chưa ngoan. Khi nhớ về những kỉ niệm thơ ấu đó em thấy trong trái tim mình tràn ngập sự xúc động, bồi hồi, một cảm giác hạnh phúc được lan truyền, bất giác em tự mỉm cười vì một phần kí ức. Ôi! Mới xúc động làm sao! Những kỉ niệm đó là mảnh ghép đẹp nhất, trân quý nhất của em về những ngày tháng tuổi thơ đã trôi qua.
(Trợ từ: những, thán từ: ôi)
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận