Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 2 Nếu mai em về Chiêm Hóa
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Thời gian trong bài thơ là khi nào?
- A. Mùa xuân
- B. Mùa hạ
- C. Mùa thu
- D. Mùa đông
Câu 2: Cách nhắc đến các địa danh ở Chiêm Hóa thể hiện rõ tình cảm gì của tác giả?
- A. Am hiểu cảnh sắc quê hương
- B. Sự yêu mến, tự hào
- C. Lợi dụng để quảng bá
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Câu thơ “Cho ta gửi nỗi nhớ cùng” thể hiện điều gì về nhân vật trữ tình?
- A. Là một người chỉ biết nhờ vả, không tự làm
- B. Là một người mơ mộng viển vông vì nỗi nhớ không thể nào gửi đi được.
- C. Là một người yêu quê hương
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 4: Câu nào sau đây nói đúng về thiên nhiên của Chiêm Hoá?
- A. Một vùng núi non sông nước huyền ảo vô cùng vô tận.
- B. Một vùng núi non sông nước đang tươi đẹp, tràn đầy sức sống.
- C. Thiên nhiên có những thứ đẹp như những ngọn đồi xanh, cây đào hồng thắm nhưng cũng có cả những thứ xấu xí.
- D. Thiên nhiên bị tàn phá bởi ô nhiễm môi trường.
Câu 5: Hình ảnh con người được tác giả miêu tả đầy khéo léo và tinh tế có tác dụng gì?
- A. Đem lại những cái nhìn chân thực về con người tại mảnh đất Chiêm Hóa
- B. Giúp câu thơ có hồn, sinh động hơn
- C. Thể hiện tài năng của tác giả
- D. Giúp ảnh sắc ở mảnh đất Chiêm Hóa được tô đậm thêm
Câu 6: Các từ đồng nghĩa với từ “về” trong dòng thơ “Nếu mai em về Chiêm Hóa” là?
- A. Đi
- B. Trở lại
- C. Tới
- D. Tất cả đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Chỉ ra và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng trong các khổ thơ 2, 4 của văn bản.
Câu 2 (2 điểm): Bài thơ thể hiện tình cảm, cảm xúc gì của tác giả với quê hương?
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | A | B | C | B | A | D |
2. Tự luận
Câu 1:
Biện pháp tu từ nhân hoá được sử dụng:
- Ở khổ 2: Đá ngồi dưới bên trông nhau / Non Thần hình như trẻ lại. Tác dụng: Giúp cho không gian thiên nhiên trở nên sống động, tươi mới trong tiết trời mùa xuân
- Ở khổ 4: Mùa xuân e cũng lạc đường. Tác dụng: Nhấn mạnh, làm nổi bật vẻ đẹp của những cô gái bản Tày.
Câu 2:
- Bài thơ thể hiện tình cảm yêu thương, thích thú và tự hào về vẻ đẹp quê hương của tác giả.
- Bài thơ cũng thể hiện nỗi nhớ, mong muốn của tác giả muốn trở về quê hương để tận hưởng không khí tưng bừng của mùa xuân.
Bình luận