Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định

Câu hỏi tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định. Bộ câu hỏi bài tập mở rộng có 4 mức độ: Thông hiểu, nhận biết, vận dụng và vận dụng cao. Phần tự luận này sẽ giúp học sinh hiểu sâu, sát hơn về môn học Ngữ văn 8 cánh diều. Kéo xuống để tham khảo thêm.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Câu phủ định là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Có mấy loại câu phủ định có mấy loại? Nêu và cho ví dụ?

Câu 3: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định?

  1. a) Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái...
  2. b) Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư faan đầu tiền đến vùng ....
  3. c) Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Câu 4: Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải câu phủ định:

a) Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi
b) Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào yên tĩnh...
c) Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long...

Câu 5: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định?

  1. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái...
  2. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư faan đầu tiền đến vùng ....
  3. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Câu 6: Câu phụ định có mấy chức năng cơ bản? Nêu những chức năng đó?

2. THÔNG HIỂU (04 CÂU)

Câu 1: Tìm câu khẳng định và câu phủ định trong những câu dưới đây. Chỉ ra đặc điểm về ý nghĩa và hình thức của mỗi câu.

  1. a) Tất cả những điều ấy, họ làm sao mà hiểu được rõ, đích xác. (Ngô gia văn phái)
  2. b) Hôm sau, vua Quang Trung hạ lệnh tiến quân. (Ngô gia văn phái)
  3. c) Các quân đều nghiêm chỉnh đội ngũ mà đi. (Ngô gia văn phái)
  4. d) Chị Dậu vẫn chưa nguôi cơn giận. (Ngô Tất Tố)

Câu 2: Trong hai đoạn văn dưới đây (trích văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh của Ngô gia văn phái), câu nào được dùng để hỏi, câu nào được dùng để khẳng định, để phủ định? Vì sao?

  1. Tổng đốc họ Tôn đem thử quân nhớ nhà kia mà chống chọi, thì địch sao cho nổi? Họ chẳng qua chỉ là người khách, chuyến này sang cũng cốt xem sự thế khó hay dễ để liệu bề tiến lui mà thôi. Nhưng còn nhà nước của ta thì sao? Thái hậu có thể chạy sang đất Trung Hoa một chuyến nữa chăng?
  2. Tự vương trẻ tuổi, chưa từng trải công việc, trước đây tới đón chào ta ở Lạng Sơn, sao không nói cho rõ? Bấy giờ, nhân khi ta thắng, đè bẹp ngay lúc chúng đang khốn đốn, há chẳng dễ dàng hơn hay sao?

Câu 3: Tìm từ ngữ phủ định và cho biết chức năng của mỗi câu phủ định sau.

  1. a) Tôi đâu có biết anh ấy làm nghề gì.
  2. b) Nó chưa được học tiếng Pháp.
  3. c) Ngày mai chúng ta không phải đến đó nữa.
  4. d) – Em đã là vỡ lọ hoa của lớp phải không?

– Không, em không hề làm vỡ.

Câu 4:  Xét câu văn sau và trả lời câu hỏi

Choắt không dậy được nữa, nằm thoi thóp.

Nếu Tô Hoài thay từ “không” bằng từ “chưa” thì nhà văn phải viết lại câu văn này như thế nào? Nghĩa của câu có thay đổi không? Câu nào phù hợp với câu chuyện hơn, vì sao?

Choắt chưa dậy được nữa, nằm thoi thóp.

3. VẬN DỤNG (03 CÂU)

Câu 1: Viết một đoạn văn (khoảng 5 – 7 dòng) nêu cảm nghĩ của em sau khi học văn bản Quang Trung đại phá quân Thanh (Ngô gia văn phái), trong đó có sử dụng câu khẳng định được thể hiện dưới hình thức “phủ định của phủ định”.

Câu 2: Những câu sau đây có phải câu phủ định không? Những câu này dùng để làm gì? Đặt những câu có ý nghĩa tương đương.

  1. a) Đẹp gì mà đẹp!
  2. b) Làm gì có chuyện đó!
  3. c) Bài thơ này mà hay à!
  4. d) Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng.

Câu 3: Phân biệt câu phủ định bác bỏ và câu phủ định miêu tả?

Câu 4: Chuyển các câu sau thành câu phủ định?

  1. Hôm qua, mẹ ở nhà.
  2. Trong giờ Toán, Hoa rất trật tự.
  3. Cô ấy rất đẹp.
  4. Anh ấy đi xe cẩn thận

4. VẬN DỤNG CAO (01 CÂU)

Câu 1: Phân tích giá trị của những từ phủ định trong các ví dụ sau:

  1. Bèo dạt về đâu hàng nối hàng

   Mênh mông không một chuyến đò ngang

   Không cầu gợi chút niềm thân mật

   Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng

(Tràng Giang – Huy Cận)

  1. Đêm nào, anh chẳngnhớ em.
  2. Chờ mãi anh sang anh chảsang

   Thế mà hôm nọ hát bên làng

   Năm tao bảy tuyết anh hò hẹn

   Ðể cả mùa xuân cũng nhỡ nhàng!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

  1. Mình em lầm lũi trên đường về

       Có ngắn gì đâu một dải đê!

(Mưa xuân – Nguyễn Bính)

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Bài tập tự luận Ngữ văn 8 cánh diều bài 8, Bài tập Ôn tập Ngữ văn 8 cánh diều bài 8, câu hỏi ôn tập 4 mức độ bài 8 Câu khẳng định và câu phủ định

Bình luận

Giải bài tập những môn khác