Câu hỏi tự luận mức độ nhận biết Ngữ văn 8 cánh diều bài 8: Câu khẳng định và câu phủ định

1. NHẬN BIẾT (06 CÂU)

Câu 1: Câu phủ định là gì? Cho ví dụ?

Câu 2: Có mấy loại câu phủ định có mấy loại? Nêu và cho ví dụ?

Câu 3: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định?

  1. a) Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái...
  2. b) Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư faan đầu tiền đến vùng ....
  3. c) Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Câu 4: Chỉ ra trong các câu sau, câu nào là câu phủ định bác bỏ, câu nào là câu phủ định miêu tả và câu nào không phải câu phủ định:

a) Tôi biết người da trắng không hiểu cách sống của chúng tôi
b) Ở thành phố của người da trắng, chẳng có nơi nào yên tĩnh cả, chẳng có nơi nào yên tĩnh...
c) Mùa nước nổi xưa kia hay mùa lũ theo cách gọi hiện nay, không là mối lo ngại cho nông dân vùng châu thổ Cửu Long...

Câu 5: Trong các câu sau, theo em, câu nào là câu khẳng định, câu nào là câu phủ định?

  1. Ngập lụt đã tạo nên ít nhất là ba kết nối quan trọng cho hệ sinh thái...
  2. Thật ra, điều này không mới, ít nhất vài trăm năm trước, các cư faan đầu tiền đến vùng ....
  3. Còn chúng tôi, chúng tôi chẳng thể quên được mảnh đất tươi đẹp này.

Câu 6: Câu phụ định có mấy chức năng cơ bản? Nêu những chức năng đó?


Câu 1: 

Câu phủ nhận hoạt động, trạng thái, đặc trưng, tính chất của đối tượng ở trong câu. Đây là loại câu phổ biến nhất và cũng đa dạng nhất.

Về cấu tạo, câu kể phủ định ở vị ngữ thường có các đơn vị chỉ ý nghĩa phủ định kèm theo (không, chưa, chẳng, chả) đứng trước các đơn vị bị phủ định.

- Là động từ: Tôi không nhận được thư của bạn.

- Là tính từ: Ông ấy chẳng phải xấu, như anh tưởng

Câu 2: 

Căn cứ vào phạm vi và tính chất của câu, có thể chia làm hai loại câu phủ định:

  1. Câu kể phủ định bộ phận là loại câu mà phạm vi phủ định chỉ liên quan đến phụ ngữ của câu hoặc thành tố phụ trong các cụm từ (bổ tố, định tố)

Phụ ngữ của câu:

- Không gặp người quen, nó phải loay hoay mãi mới tìm được nơi ở.

Bổ tố:

- Tôi ước mong không phải trở lại đây một lần nữa.

Định tố:

- Nó đã gặp một cô gái không thông minh.

  1. Câu kể phủ định toàn bộ là loại câu mà phạm vi phủ định liên quan đến thành phần chính của (chủ ngữ, vị ngữ) hoặc liên quan đến toàn bộ câu.

- Không người nào đón hắn cả.

  1. a) Phủ định ở thành phần chủ ngữ. Loại câu này không phổ biến lắm. Nó được cấu tạo với sự kèm theo đơn vị cú pháp chỉ ý nghiaz phủ định với những đơn vị: nào, ai, người nào, gì, đâu:

- Không ai mang áo mưa theo.

  1. b) Phủ định ở thành phần vị ngữ. Loại câu này tương đối phổ biến. Nó cũng được cấu tạo bằng những đơn vị cú pháp chỉ ý nghĩa phủ định, có thể kèm theo một số kết cấu cú pháp khác:

- Vị ngữ động từ: Mặt trời chưa mọc.

  1. c) Phủ định toàn bộ câu. Loại này được cấu tạo bằng cách đặt nòng cốt câu sau đơn vị chỉ ý nghĩa phủ định:

- Không phải chúng tôi đồng tình với anh ấy.

Câu 3: 

  1. Câu khẳng định
  2. Câu phủ định
  3. Câu phủ định

Câu 4: 

a.- Phủ định bác bỏ

b - phủ định miêu tả

c - không phải câu phủ định.

Câu 5

  1. Câu khẳng định
  2. Câu phủ định
  3. Câu phủ định

Câu 6: 

Câu phủ định có hai chức năng cơ bản

- Câu phủ định miêu tả: thông báo, xác nhận không có sự vật, sự việc, tính chấ, quan hệ nào đó

- Câu phủ định bác bỏ: Phản bác một ý kiến nhận định


Bình luận

Giải bài tập những môn khác