Tóm tắt kiến thức ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau
Tổng hợp kiến thức trọng tâm ngữ văn 8 cánh diều bài 1: Người mẹ vườn cau. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
- Tác giả Nguyễn Ngọc Tư quê ở xã Tân Duyệt, huyện Đầm Dơi, tỉnh Cà Mau.
- Phong cách sáng tác: gần gũi, bình dị nhất và dễ cảm, giọng văn đậm chất Nam Bộ, mềm mại nhưng vô cùng sâu cay về số phận và cuộc đời éo le chìm nổi.
- Tác phẩm nổi bật: Ngọn đèn không tắt, Nước chảy mây trôi, Giao thừa, Cánh đồng bất tận,…
2. Tác phẩm
- Xuất xứ: trích “Xa xóm mũi”.
- Với phong cách viết văn giản dị mà tình cảm, “Người mẹ vườn cau” đã trở thành một tác phẩm truyện ngắn nổi tiếng và đem lại nhiều cảm xúc trong lòng người đọc.
II. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM
1. Đề tài, nhan đề, câu chủ đề và cốt truyện: Người mẹ vườn cau
- Đề tài của truyện viết về người mẹ miền Nam trước và sau chiến tranh
- Nhan đề: Đặt theo đối tượng và địa danh mà nhân vật sống. Trong truyện, bố của nhân vật “tôi” có nhiều người mẹ, “tôi” có nhiều người bà. Người mẹ được kể trong câu chuyện là một trong những người mẹ ấy: người mẹ sống ở vườn cau.
- Câu chủ đề: có những người mẹ bình dị mà thật nhân hậu, lớn lao; tình mẹ là tình cảm thiêng liêng, có sức lay động và cảm hoá mạnh mẽ.
- Cốt truyện: có những tình huống khá đặc biệt, tựa như dòng suy nghĩ của những đứa trẻ, không thống nhất theo một trình tự nào. Cốt truyện của văn bản Người mẹ vườn cau được xây dựng gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung đến các độc giả về hình ảnh người bà thông qua các chi tiết miêu tả, cuộc đối thoại của các nhân vật trong văn bản. Qua đó, văn bản đã khắc họa được tâm tư, tình cảm của nhân vật “tôi” dành cho người ba của mình.
2. Ngôi kể và tác dụng của ngôi kể trong truyện
- Ngôi kể: Ngôi thứ nhất - đứa bé, con của cán bộ vốn là đồng đội với con của người mẹ vườn cau.
- Tác dụng: thể hiện được câu chuyện một cách tự nhiên, trung thực; vừa nói được về sự giản dị, cao đẹp của người mẹ vườn cau luôn dành đầy tình yêu thương dành cho đồng đội của những nguời con đã khuất vừa thể hiện được sức mạnh cảm hoá của tình cảm ấy đối với người cha của đứa bé và nói được suy nghĩ, tình cảm của chính người kể.
3. Hình ảnh “người mẹ vườn cau”
- Tái hiện qua các chi tiết:
- Ba kể hồi trước, ba cùng hai chú ở trên bàn thờ là đồng chí của nhau, các chú ấy hiên ngang và anh dũng lắm, ba bảo bà nội là một bà mẹ anh hùng.
- Nội bán ve chai.
- Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức.
- Giá mà các chú ấy còn sống, bây giờ nội đã có cháu, đâu phải sống một mình.
- Tôi nghe gai gai người, nhớ cái dáng còm cõi, nụ cười phúc hậu, đôi mắt già nua nheo nheo.
=> Một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương.
III. TỔNG KẾT
1. Nội dung
Truyện nói về kí ức của tác giả về người bà nội - một người mẹ anh hùng giàu đức hy sinh và đáng thương. Qua đó, gửi gắm đến người đọc thông điệp về sự biết ơn và kính trọng những người đã hi sinh vì lí tưởng cách mạng, vì nền hòa bình độc lập và những người mẹ anh hùng.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn, đậm chất Nam Bộ.
- Cốt truyện gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung.
- Ngôn từ mộc mạc, giản dị nhưng giàu cảm xúc.
3. Đặc trưng thể loại
a. Tình huống truyện
- Cách dẫn chuyện hấp dẫn tự nhiên.
- Cốt truyện được xây dựng gần gũi, dễ dàng truyền tải nội dung đến các độc giả về hình ảnh người bà thông qua các chi tiết miêu tả, cuộc đối thoại của các nhân vật trong văn bản.
b. Xây dựng nhân vật: Rất chân thực, mộc mạc và chi tiết.
c. Ngôn ngữ: Gần gũi, giản dị nhưng được chọn lọc kĩ, tạo nên sức gợi.
Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây
Bình luận