Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 1 Người mẹ vườn cau

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Truyện ngắn này viết về đề tài gì?

  • A. Gia đình
  • B. Người mẹ 
  • C. Lòng hiếu thuận
  • D. Tất cả các đáp án trên.

Câu 2: “Nội vườn cau” là:

  • A. Gia đình bên nội của nhân vật “tôi”
  • B. Một trong số những người bà của nhân vật “tôi”
  • C. Bên trong vườn cau
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 3: Hôm nhân vật “tôi” về thăm quê là dịp gì?

  • A. Giỗ một người chú
  • B. Đại lễ mừng thọ 80 của nội
  • C. Tết Nguyên Đán
  • D. Tết Trung thu

Câu 4: Câu văn nào cho thấy nội vườn cau rất quan tâm đến con cháu?

  • A. Má tưởng con không về được, mưa gió tối trời vầy khéo cảm.
  • B. Ba gắp thức ăn cho bà, bà gắp thức ăn cho tôi, đôn hậu bảo: “Ăn cho mau lớn, con”.
  • C. Ba tôi cùng các chú nói chuyện huyên thuyên, toàn là chuyện ngày xưa.
  • D. Cả A và B.

Câu 5: Ngôi kể trong truyện là ngôi thứ mấy và tác dụng là gì?

  • A. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Bộc lộ được cảm xúc cá nhân.
  • B. Ngôi thứ nhất. Tác dụng: Trung hoà các yếu tố mô tả.
  • C. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Cho một cái nhìn khái quát về tổng thể câu chuyện.
  • D. Ngôi thứ ba. Tác dụng: Tăng cường yếu tố lập luận trong truyện.

Câu 6: Đâu là một chi tiết tiêu biểu về hình ảnh “người mẹ vườn cau”?

  • A. Bà có khí chất của một người thủ lĩnh, luôn biết cách tổ chức các cuộc vui chơi.
  • B. Bà gắn bó cả đời với vườn cau, có kĩ năng buôn bán rất tốt.
  • C. Bà là một bà mẹ anh hùng, anh hùng theo một cách riêng, điều khiến cho nhân vật “tôi” cảm thấy yêu thương bà.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Truyện ngắn “Người mẹ vườn cau” viết về đề tài gì? Giải thích nhan đề “Người mẹ vườn cau”.

Câu 2 (2 điểm): Truyện được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể ấy có tác dụng như thế nào?


1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

A

D

A

C

2. Tự luận 

Câu 1: 

- Truyện ngắn này viết về đề tài: Người mẹ / Gia đình / Tình cảm con người.

- Nhan đề được đặt theo cách: lấy tên một nhân vật chính trong tác phẩm. 

- Nhận xét về nhan đề: Tuy văn bản nói về bà của nhân vật “tôi” nhưng nhân vật “tôi” đã hướng một phần câu chuyện để nói về bố và bà, tức là người mẹ và con cái.

Câu 2: 

- Truyện được kể theo ngôi thứ nhất.

- Tác dụng: Giúp người kể có thể trực tiếp miêu tả, đánh giá và bộc lộ cảm xúc của mình


Bình luận

Giải bài tập những môn khác