Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Cánh diều bài 1 Người mẹ vườn cau
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: “Nội vườn cau” là:
- A. Gia đình bên nội của nhân vật “tôi.
- B. Một trong số những người bà của nhân vật “tôi”
- C. Bên trong vườn cau
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 2: Lời thoại của chú Biểu có mục đích gì?
- A. Chê trách ba “tôi” là vong ơn phụ nghĩa, giàu rồi là quên đi quá khứ đói khổ.
- B. Tán dương khích lệ những gì ba “tôi” đã làm được.
- C. Nhắc nhở ba “tôi” phải nhớ về má mình, phải về thăm má.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Cốt truyện của văn bản này thế nào?
- A. Đơn giản
- B. Phức tạp
- C. Phức tạp, nhiều tuyến nhân vật.
- D. Hư cấu.
Câu 4: Đâu là một chi tiết tiêu biểu về hình ảnh “người mẹ vườn cau”?
- A. Bà có khí chất của một người thủ lĩnh, luôn biết cách tổ chức các cuộc vui chơi.
- B. Bà gắn bó cả đời với vườn cau, có kĩ năng buôn bán rất tốt.
- C. Bà là một bà mẹ anh hùng, anh hùng theo một cách riêng, điều khiến cho nhân vật “tôi” cảm thấy yêu thương bà.
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 5: Tại sao lúc ban đầu “tôi” không nghĩ nội là một anh hùng?
- A. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, anh hùng phải cầm súng, cầm kiếm oai phong giết kẻ địch
- B. Vì trong suy nghĩ của “tôi”, chỉ cần làm được những việc phi thường thì có thể coi là anh hùng
- C. Vì “tôi” chưa bao giờ gặp nội của mình
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 6: Đâu không phải chi tiết cho thấy nội rất yêu quý “tôi”?
- A. Bà nội dẫn tôi ra vườn xem vườn cây đầy quả, đầy màu sắc
- B. Bà nội nuôi cho tôi một khát khao cháy bỏng sau này sẽ trở thành một doanh nhân tầm cỡ
- C. Nội ôm vào lòng, ngồi trên võng bố đưa kẽo kẹt
- D. Đêm hôm ấy bà mắc mùng cho tôi ngủ, giường lạ ngủ không được
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Em ấn tượng với chi tiết nào về hình ảnh “người mẹ vườn cau” nhất? Vì sao?
Câu 2 (2 điểm): Ngôn ngữ trong truyện là ngôn ngữ ở miền nào? Nêu tác dụng?
1. Phần trắc nghiệm
(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | B | C | A | C | A | B |
2. Tự luận
Câu 1:
Em ấn tượng với chi tiết “nội là một bà mẹ anh hùng”. Chi tiết này hay vì nó thể hiện sự khác biệt trong lối suy nghĩ của trẻ em và người lớn. Nhân vật “tôi” trong truyện còn nhỏ, có thể là bị ảnh hưởng bởi các truyện võ thuật hay lời nói của bạn bè, cho rằng “anh hùng phải cao to, đẹp khoẻ”. Nhưng để trở thành một anh hùng không cần phải trở thành một nhân vật thần thánh như vậy, mà chỉ cần như nội vườn cau là đủ. “Nội bán ve chai”, “Nội gánh giỏ đi đầu làng cuối xóm. Nội đưa thư cho ba. Nội mang thức ăn, tin tức”. Nội vẫn phải vui vẻ sống một mình khi những người con yêu dấu của mình đã ra đi. Nội đã làm những việc phi thường, xứng đáng là một anh hùng. Qua lời kể của ba mình, nhân vật “tôi” phần nào hiểu được điều đó và cảm thấy thương nội hơn.
Câu 2:
- Ngôn ngữ trong văn bản là ngôn ngữ ở miền Nam.
- Điều đó có thể được nhận ra thông qua các từ ngữ địa phương trong bài như: ba (bố), má (mẹ), vầy (vậy), méc (mách), tòn tọt ((uống) rất nhanh và nhiều), sui (thông gia), mùng (màn),…
Bình luận