Đáp án Ngữ văn 7 cánh diều bài 2 Trao đổi về một vấn đề

Đáp án bài 2 Trao đổi về một vấn đề. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 2: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ, NĂM CHỮ

NÓI VÀ NGHE: TRAO ĐỔI VỀ MỘT VẤN ĐỀ

ĐỊNH HƯỚNG

 Để có thể hiểu đúng hơn một vấn đề, các em thường phải trao đổi về vấn đề đó. Vấn đề trao đổi có thể là một hiện tượng đời sống hoặc một vấn đề văn học. Ví dụ:

- Trao đổi về hiện tượng thiếu tôn trọng trong giao tiếp. 

- Trao đổi về nội dung hoặc nghệ thuật của một bài thơ bốn chữ, năm chữ. 

Để trao đổi về một vấn đề, các em cần chú ý:

-Lựa chọn vấn đề cần trao đổi (một hiện tượng đời sống hoặc đặc điểm nội dung, nghệ thuật của một khổ thơ, đoạn thơ hay cả bài thơ bốn chữ năm chữ).

- Xác định các nội dung ý kiến cần trao đổi. 

- Trao đổi, thảo luận trong nhóm về vấn đề đó.

- Khi trao đổi, cần nêu rõ cách hiệu hoặc quan điểm của bản thân, đồng thời, tôn trong các ý kiến khác.

THỰC HÀNH

Trong các bài thơ “Mẹ”, “Ông đồ”, “Tiếng gà trưa” em thích bài thơ nào nhất? Vì sao?

Đáp án chuẩn:

a) Chuẩn bị

Những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của bài thơ Tiếng gà trưa:

- Nội dung: Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm gia đình đã làm sâu sắc thêm tình quê hương đất nước.

- Nghệ thuật: Thể thơ 5 chữ với cách diễn đạt tự nhiên; điệp câu, điệp từ; hình ảnh thơ bình dị, chân thực.

b) Tìm ý và lập dàn ý

- Mở đầu: 

Nêu điều em thích hoặc ấn tượng nhất ở bài thơ. Ví dụ: Trong bài thơ Tiếng gà trưa, tác giả đã rất thành công khi sử dụng một số biện pháp tu từ đặc sắc.

- Nội dung chính:

Ở khổ thơ “Nghe xao động nắng trưa - Nghe bàn chân đỡ mỏi / Nghe gọi về tuổi thơ”, nhà thơ sử dụng biện pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác, thay thế thính giác (nghe) cho thị giác (thấy). Việc lặp lại động từ “nghe” ba lần tạo ấn tượng như tiếng gà làm xao động không gian và tâm trạng, gợi nhớ kỉ niệm tuổi thơ.

- Kết thúc

Khẳng định lại ý kiến của bản thân. Ví dụ: Các biện pháp tu từ đã mang lại cho bài thơ một vẻ đẹp rất đặc sắc về nghệ thuật ngôn từ.

c) Nói và nghe

Kính thưa thầy/ cô giáo và các bạn! Trong những tiết học trước chúng ta đã được tìm hiểu các bài thơ “Mẹ” (Đỗ TrungLai), “Ông đồ” (Vũ Đình Liên), “Tiếng gà trưa” (Xuân Quỳnh). Trong các bài thơ đó em thích nhất khổ thơ cuối bài “Tiếng gà trưa”:

“Cháu chiến đấu hôm nay

Vì lòng yêu Tổ Quốc

Vì xóm làng thân thuộc

Bà ơi cũng vì bà

Vì tiếng gà cục tác

Ổ trứng hồng tuổi thơ”. 

Đoạn thơ là tâm sự chân thành của người cháu chiến sĩ gửi về bà ở hậu phương. Tình cảm bà cháu và lòng yêu Tổ quốc, xóm làng được thể hiện qua ngôn ngữ giản dị. Mục đích chiến đấu của người cháu thể hiện rõ qua điệp từ “vì” kết hợp với “yêu Tổ quốc,” “xóm làng,” “bà,” và “tiếng gà.” Mục đích thiêng liêng từ yêu nước đến gia đình được diễn đạt sâu sắc trong các vần thơ giản dị.

Đây là bài trình bày của tôi về điều ấn tượng nhất khi đọc bài thơ "Tiếng gà trưa." Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được sự góp ý từ thầy/cô và các bạn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa 

- Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. 

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, ... 

- Xem xét lại nội dung, cách thức Đáp án chuẩn câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác