Đáp án Ngữ văn 7 cánh diều bài 1 Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống

Đáp án bài 1 Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống. Bài giải được trình bày ngắn gọn, chính xác giúp các em học Ngữ văn 7 Cánh diều dễ dàng. Từ đó, hiểu bài và vận dụng vào các bài tập khác. Đáp án chuẩn chỉnh, rõ ý, dễ tiếp thu. Kéo xuống dưới để xem chi tiết

BÀI 1: TIỂU THUYẾT VÀ TRUYỆN NGẮN

NÓI VÀ NGHE: TRÌNH BÀY Ý KIẾN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TRONG ĐỜI SỐNG

ĐỊNH HƯỚNG

a. Trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống là nêu lên những suy nghĩ của người nói trước một vấn đề trong đời sống, đưa ra được lí lẽ và bằng chứng để làm sáng tỏ ý kiến của mình, nhằm thuyết phục người nghe.

- Vấn đề nêu lên để trao đổi có thể lấy từ cuộc sống hằng ngày như: 

+ Thế nào là lòng nhân hậu, vị tha? 

+ Thế nào là lòng dũng cảm? 

+ Tình cảm và giáo dục trong gia đình có vai trò quan trọng như thế nào? 

- Nhưng vấn đề cũng có thể đặt ra từ tác phẩm văn học. Ví dụ: 

+ Suy nghĩ về lòng yêu nước sau khi đọc một tác phẩm, như Người đàn ông cô độc giữa rừng (Đoàn Giỏi), Dọc đường xứ Nghệ (Sơn Tùng) và Buổi học cuối cùng (Đô-đê), … 

+ Cảm nhận của em về hình ảnh con người Nam Bộ sau khi đọc xong văn bản “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi).

b. Để trình bày ý kiến về một vấn đề trong đời sống, các em chú ý: 

- Xác định được vấn đề cần có ý kiến. 

- Tìm ý và lập dàn ý cho bài nói của mình.

- Trình bày ý kiến theo dàn ý đã lập; chú ý điệu bộ, cử chỉ.

BÀI TẬP

Các văn bản đã học “Người đàn ông cô độ giữa rừng”, “Buổi học cuối cùng”, “Dọc đường xứ Nghệ” đều có những nội dung thể hiện lòng yêu nước. Ý kiến của em thế nào?

Đáp án chuẩn:

a) Chuẩn bị: 

- Xem lại nội dung của ba văn bản đã học.

- Xác định các nội dung thể hiện lòng yêu nước có trong ba văn bản. 

- Chuẩn bị các thiết bị như tranh, ảnh, video, ... và phương tiện trình bày (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý 

- Tìm ý cho bài nói bằng cách đặt và Đáp án chuẩn các câu hỏi sau:

+ Nội dung nào của các văn bản nêu trong bài tập liên quan đến lòng yêu nước?

→ Nội dung của các văn bản nêu trong bài tập liên quan đến lòng yêu nước là: tình cảm trân trọng, yêu mến tiếng mẹ đẻ; làm vũ khí đánh giặc bảo vệ Tổ Quốc; am hiểu về các nhân vật, sự kiện và các di tích lịch sử.

+ Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể trong mỗi văn bản ấy như thế nào?

Lòng yêu nước được biểu hiện cụ thể trong mỗi văn bản là:

→ Người đàn ông cô độc giữa rừng: đó là hành động làm những múi tên tẩm độc để giết giặc của Võ Tòng; hành động giết tên địa chủ tham lam độc ác.

→ Dọc đường xứ Nghệ: là câu chuyện về nhân vật lịch sử như Lý Nhật Quang, vua Thục Phán, thi hào Nguyễn Du của cụ Phó bảng và các con; về các địa danh như hòn Hai Vai, núi Trống Thủng, núi Cờ Rách….

→ Buổi học cuối cùng: là tình yêu tiếng Pháp, yêu tiếng mẹ đẻ của thầy Ha- men, Ph răng và dân làng.

+ Tại sao đó lại là những biểu hiện của lòng yêu nước?

→ Những biểu hiện trên được coi là biểu hiện của lòng yêu nước bởi vì xuất phát từ tấm lòng của con người, từ ý thức của mỗi người không phải bắt buộc hay gượng ép: yêu nước không chỉ là làm mũi tên giết giặc mà còn là yêu tiếng mẹ đẻ, muốn giữ gìn và phát triển đến những giây phút cuối cùng thứ ngôn ngữ dân tộc; còn là kính trọng, biết ơn những người đã có công lao với nhân dân…

- Lập dàn ý cho bài nói bằng cách lựa chọn, sắp xếp các ý theo bố cục ba phần:

MỞ ĐẦU: Nêu vấn đề cần trình bày

NỘI DUNG CHÍNH:

Dựa vào các ý đã tìm được, trình bày ý kiến của mình theo một trình tự nhất định. Ví dụ: 

+ Nêu cách hiểu về lòng yêu nước thể hiện cụ thể ở mỗi văn bản; ví dụ: Lòng yêu nước thể hiện ở văn bản Buổi học cuối cùng là tình cảm trân trọng và yêu quý tiếng Pháp của thầy Ha-men, của dân làng và cậu bé Phrăng,... Ở văn bản Dọc đường xử Nghệ là... Ở văn bản Người đàn ông cô độc giữa rừng là...

+ Nêu lí lẽ vì sao những biểu hiện đó được coi là lòng yêu nước. Ví dụ: 

• Hành động chế vũ khí (tên, nỏ) bắn giặc Pháp xâm lược là biểu hiện cụ thể của lòng yêu nước ở chú Võ Tòng. 

• Giải thích vì sao những cảnh vật dọc đường với những thắc mắc của bé Côn hay câu Đáp án chuẩn của cụ Phó bảng, tuy chỉ là những suy nghĩ, cảm xúc, không phải là hành động cụ thể nhưng vẫn là biểu hiện của lòng yêu nước.

• Lí giải vì sao yêu tiếng mẹ đẻ được coi là biểu hiện của lòng yêu nước ,...

KẾT THÚC: 

Tóm tắt và khẳng định lại ý kiến: Lòng yêu nước không nên bị hiểu theo cách hạn hẹp, như chỉ xem ra trận đánh giặc mới là yêu nước. Thực tế, yêu nước có thể được thể hiện qua nhiều cách thức và hành động khác nhau, không chỉ là chiến đấu trên trận địa. Trong cuộc sống hiện nay, lòng yêu nước còn được thể hiện qua việc đóng góp vào sự phát triển xã hội, bảo vệ môi trường, gìn giữ văn hóa, và thực hiện trách nhiệm công dân

c) Nói và nghe

Kính thưa thầy/cô và các bạn!

Trong các tiết học trước, chúng ta đã tìm hiểu ba văn bản: “Người đàn ông cô độc giữa rừng” (Đoàn Giỏi), “Dọc đường xứ Nghệ” (Sơn Tùng) và “Buổi học cuối cùng” (Đô-đê), đều thể hiện lòng yêu nước theo cách riêng. Yêu nước không chỉ là tình yêu quê hương mà còn là hành động bảo vệ Tổ Quốc.

Trong thời chiến, lòng yêu nước thể hiện qua đấu tranh chống ngoại xâm, như nhân vật Võ Tòng trong “Người đàn ông cô độc giữa rừng”. Ông chiến đấu chống giặc Pháp và được cảm ơn chân thành từ nhân dân. 

Trong thời bình, lòng yêu nước còn biểu hiện qua việc giữ gìn bản sắc văn hóa, như nhân vật thầy Ha-men trong “Buổi học cuối cùng”. Thầy tôn trọng tiếng mẹ đẻ và mong muốn giữ gìn nó dù phải rời xa quê hương. 

Cuối cùng, trong thời bình, yêu nước còn là yêu gia đình, giữ gìn bản sắc dân tộc, như trong “Dọc đường xứ Nghệ”. Nhân vật Lý Nhật Quang chăm sóc đời sống nhân dân và phê phán những yếu kém trong việc giữ nước.

Lòng yêu nước không chỉ thể hiện qua chiến đấu mà còn qua các hành động hàng ngày, như học hành chăm chỉ và hòa thuận với mọi người. 

Cảm ơn thầy/cô và các bạn đã lắng nghe. Tôi rất mong nhận được sự góp ý từ thầy/cô và các bạn.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa

- Đối chiếu với dàn ý để xem xét nội dung ý kiến đã trình bày, cách dẫn dắt, các lí lẽ và bằng chứng. 

- Rút kinh nghiệm về cách phát biểu: cách diễn đạt, ngôn ngữ, cử chỉ, thái độ, ... 

- Xem xét lại nội dung, cách thức Đáp án chuẩn câu hỏi và ý kiến trao đổi với các bạn.

Thêm kiến thức môn học

Bình luận

Giải bài tập những môn khác