5 phút soạn Văn 9 tập 1 chân trời sáng tạo trang 12

5 phút soạn Văn 9 tập 1 chân trời sáng tạo trang 12. Giúp học sinh nhanh chóng, mất ít thời gian để soạn bài. Tiêu chi bài soạn: nhanh, ngắn, súc tích, đủ ý. Nhằm tạo ra bài soạn tốt nhất. 5 phút soạn bài, bằng ngày dài học tập.


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 1. THƯƠNG NHỚ QUÊ HƯƠNG

VĂN BẢN 1. QUÊ HƯƠNG (TẾ HANH)

PHẦN I. CÁC CÂU HỎI TRONG SGK

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH: Hình ảnh sâu đậm nhất về quê hương trong em là gì?

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH1: Hãy hình dung cách được gợi tả trong khổ thơ thứ hai?

CH2: Em hiểu thế nào về nội dung của khổ thơ cuối?

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: Tìm những từ ngữ thể hiện hình ảnh dân chài và cuộc sống làng chài trong bài thơ

CH2. Phân tích hiệu quả của việc sử dụng một số biện pháp tu từ trong câu thơ:

- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

   Rướn thân trắng bao la thâu góp gió…

- Dân chài lưới, làn da ngăm rám nắng,

Cả thân hình nồng thở vị xa xăm;

Chiếc thuyền im bến mỏi trở về nằm

Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ.

CH3: Phân tích cách gieo vần và cách ngắt nhịp trong bài thơ.

CH4: Tìm yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài thơ. Việc kết hợp hai yếu tố này có tác dụng gì?

CH5: Xác định mạch cảm xúc của người viết thể hiện qua các khổ thơ và cảm hứng chủ đạo của bài thơ. 

CH6: Phân tích một số nét đặc sắc của kết cấu bài thơ (cách sắp xếp bố cục, cách triển khai mạch cảm xúc)

CH7: Nêu chủ đề bài thơ và một số căn cứ giúp em xác định được chủ đề. 

CH8: Ấn tượng sâu đậm nhất mà bài thơ để lại trong em là gì?

PHẦN II. 5 PHÚT SOẠN BÀI

CHUẨN BỊ ĐỌC

CH: Hình ảnh về mảnh đất thân yêu nơi em sinh ra.

- Hình ảnh về gia đình.

- Hình ảnh ngôi nhà nhỏ thân yêu.

TRẢI NGHIỆM CÙNG VĂN BẢN

CH1: Bầu trời rộng lớn, thoáng đãng, gió thổi nhè nhẹ với ánh mặt trời vừa nhú lên ửng “hồng”, dân trai tráng trong làng lại ra khơi đánh bắt cá. Chiếc thuyền lướt nhẹ trên mặt biển, mang theo ước mơ, hi vọng về một mùa cá bội thu.

→ Khung cảnh tuyệt đẹp, yên bình. Khung cảnh đó thật hào hùng, thật tráng lệ.

CH2: Bốn dòng cuối trong khổ thơ mang lại cho em cảm giác rằng tác giả đang ở một nơi xa, nhớ về những điều đặc trưng của biển - quê hương của tác giả. Quê hương luôn nằm trong tiềm thức nhà thơ, quê hương luôn hiện hình trong từng suy nghĩ, từng dòng cảm xúc.

- Nỗi nhớ quê hương thiết tha bật ra thành những lời nói vô cùng giản dị: “Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá”.

SUY NGẪM VÀ PHẢN HỒI

CH1: - Hình ảnh dân chài:

+ Dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá;

+ Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng.

+ Thân hình: nồng thở vị xa xăm

- Cuộc sống làng chài: ồn ào, tấp nập; “Nhờ ơn trời biển lặng cá đầy ghe”

CH2:

Biện pháp tu từ

Tác dụng

So sánh

Tác giả đã hình tượng hóa các sự vật vô tri nơi quê hương mình, biến nó trở nên có hồn, tràn đầy sức sống. Đó là những chiếc thuyền cưỡi gió trên biển, là những cánh buồm mang đậm dấu ấn của quê hương, con người nơi đây. Tất cả đều làm nổi bật lên tình yêu quê hương sâu sắc qua việc lưu giữ những kí ức về những sự vật bình dị đời thường của tác giả.

Nhân hoá

Nghệ thuật nhân hóa đã thổi hồn cho con thuyền vô tri, vô giác. Những động từ chỉ trạng thái: "im, mỏi, trở về, nằm, nghe" khiến cho con thuyền hiện lên như con người, biết nghỉ ngơi, thư giãn sau một hành trình ra khơi vất vả. 

Ẩn dụ

Nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác qua động từ "nghe" đã làm cho con thuyền có tâm hồn, có suy nghĩ như đang tự cảm nhận "chất muối" – hương vị biển cả quê hương đang dần thấm vào cơ thể. 

CH3: - Cách gieo vần: vần liền (sông-hồng, giang-làng)

- Ngắt nhịp: ¾

=>  Nhận xét: Cách gieo vần và ngắt nhịp như vậy không chỉ tạo nhạc điệu cho lời thơ mà nó còn thể hiện rõ tình cảm của tác giả đối với quê hương một cách bình dị, chân thực, đã phần nào thể hiện được nhịp sống hối hả của một làng chài ven biển. Hơn nữa khiến bài thơ như mang âm thanh của biển khơi vào lời thơ, tạo cảm giác cho độc giả.

CH4: - Yếu tố miêu tả:

+ Lời giới thiệu giản dị, mang nét riêng của người miền biển: lấy thời gian để đo chiều dài của không gian.

+ Miêu tả cảnh sinh hoạt, cảnh lao động của người dân chài lưới

+ Cảnh “dân trai tráng bơi thuyền đi đánh cá” trong một “sớm mai hồng”. Đây vừa là phong cảnh thiên nhiên tươi sáng, vừa là bức tranh lao động đầy hứng khởi và dạt dào sức sống.

+ Cảnh dân làng đón đoàn thuyền cá trở về. Một bức tranh lao động náo nhiệt, đầy ắp niềm vui và sự sống, toát ra từ không khí ồn ào, tấp nập, đông vui, từ những chiếc ghe đầy cá, từ những con cá tươi ngon, từ lời cảm tạ chân thành đất trời đã sóng yên bể lặng để đoàn thuyền trở về bình yên. 

+ Người dân chài và con thuyền nằm nghỉ trên bến sau chuyến ra khơi. Qua các biện pháp nghệ thuật, sự sáng tạo độc đáo của tác giả, hình ảnh người dân chài vừa chân thực vừa lãng mạn với tầm vóc phi thường… 

- Yếu tố biểu cảm: 

+ Lời thơ tha thiết, bồi hồi, chan chứa niềm tự hào về quê hương.

+ Qua những câu thơ miêu tả đều thể hiện tâm hồn tinh tế, tài hoa và tình yêu quê hương tha thiết, sâu nặng của Tế Hanh.

=> Nhận xét: “Quê hương” của Tế Hanh là bài thơ trữ tình có sử dụng yếu tố miêu tả và tự sự rất hợp lý, nhưng miêu tả và tự sự ở đây chỉ giúp cho yếu tố trữ tình càng thêm nổi bật. Nhờ có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa ba yếu tố này nên hình ảnh thơ càng chân thực, tinh tế, thể hiện tấm lòng yêu quê hương dạt dào của nhà thơ. 

CH5: - Mạch cảm xúc: tha thiết, bồi hồi, sâu lắng của đứa con xa quê đang trông ngóng về quê nhà

- Cảm xúc của tác giả được thể hiện qua bài thơ là tình yêu quê hương tha thiết thể hiện qua những hình ảnh miêu tả vẻ đẹp đặc trưng của quê hương. Đó là cánh buồm quê hương, biển quê hương mang theo sự gần gũi, thân thương và đầy trân trọng. Đó là thứ tình cảm thiêng liêng, cao cả, là tình yêu quê hương, đất nước sâu sắc.

CH6: Bố cục: 4 phần.

+ Phần 1: 2 câu thơ đầu: Giới thiệu chung về làng chài.

+ Phần 2: 6 câu tiếp: Cảnh đi thuyền ra khơi.

+ Phần 3: 8 câu tiếp:” Cảnh đi thuyền chở về bến.

+ Phần 4: Còn lại: Tình cảm của tác giả đối với quê hương của mình.

- Triển khai mạch cảm xúc: Đi theo trình tự của một chuyến ra khơi đánh bắt cá.

CH7: - Chủ đề: Bài thơ thể hiện lòng yêu mến, tình thương nhớ của đứa con đi xa đối với quê hương thân thiết.

- Căn cứ:

+ Nhan đề bài thơ

+ Những hình ảnh, chi tiết tác giả miêu tả trong bài thơ

+ Cảm xúc của tác giả ẩn chứa trong lời thơ

CH8: Hình ảnh cánh buồm trắng căng gió đưa thuyền "vượt trường giang", những con cá thân bạc trắng tươi rói trên những chuyến thuyền đắp ắp trở về đã để lại ấn tượng sâu trong tâm trí em. Bởi em chưa từng đến biển cũng chưa biết cảnh người dân sinh hoạt trên biển. Chắc hẳn những độc giả chưa một lần đến biển cũng sẽ ấn tượng bởi những dòng thơ miêu tả một cách cô đọng và đầy niềm kiêu hãnh này. Qua đoạn thơ, em như hiểu thêm về cuộc sống trên biển của những người dân chài. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

soạn 5 phút Văn 9 tập 1 chân trời, soạn Văn 9 tập 1 chân trời trang 12, soạn Văn 9 tập 1 CTST trang 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác