Slide bài giảng Toán 10 Cánh diều bài 1 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn
Slide điện tử bài 1 Bất phương trình bậc nhất hai ẩn. Kiến thức bài học được hình ảnh hóa, sinh động hóa. Trình bày với các hiệu ứng hiện đại, hấp dẫn. Giúp học sinh hứng thú học bài. Học nhanh, nhớ lâu. Có tài liệu này, hiệu quả học tập của học môn Toán 10 cánh diều sẽ khác biệt
Bạn chưa đủ điều kiện để xem được slide bài này. => Xem slide bài mẫu
Tóm lược nội dung
BÀI TẬP CUỐI CHƯƠNG I
I. BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Bài 1: Tìm bất phương trình bậc nhất hai ẩn trong...
Trả lời rút gọn:
a) 5x + 3y < 20 là bất phương trình bậc nhất hai ẩn.
Chọn x = 1; y = 1, ta có:
5.1 + 3.1 = 8 < 20 là mệnh đề đúng.
Vậy (1; 1) là nghiệm của bất phương trình.
b) 3x - > 2 không phải là bất phương trình bậc nhất hai ẩn vì có ẩn y ở mẫu.
II. BIỂU DIỄN MIỀN NGHIỆM CỦA BẤT PHƯƠNG TRÌNH BẬC NHẤT HAI ẨN
Bài 1: Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau...
Trả lời rút gọn:
a) x - 2y < 4
+ Vẽ đường thẳng d: x – 2y = 4
Cho x = 0 thì y = – 2, cho y = 0 thì x = 4. Đường thẳng d đi qua 2 điểm (0; – 2) và (4; 0).
+ Lấy điểm O (0; 0) 0 – 0 = 0 < 4.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình x – 2y < 4 là nửa mặt phẳng không bị gạch chứa điểm O (0; 0) không kể đường thẳng d.
b) x + 3y ≥ 6
+ Vẽ đường thẳng d: x + 3y = 6
Cho x = 0 thì y = 2, cho y = 0 thì x = 6, do đó đường thẳng d đi qua hai điểm (0; 2) và (6; 0).
+ Lấy điểm O (0; 0) 0 + 3.0 = 0 < 6.
Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + 3y ≥ 6 là nửa mặt phẳng không bị gạch không chứa điểm O (0; 0) kể cả đường thẳng d.
BÀI TẬP CUỐI SGK
Bài tập 1: Cặp số nào sau đây là nghiệm của bất phương trình...
Trả lời rút gọn:
2x – 3y < 3 (1).
a) Thay x = 0, y = – 1 vào bất phương trình (1) ta được: 2. 0 – 3. (– 1) < 3
⇔ 3 < 3 là mệnh đề sai.
(0; – 1) không phải là nghiệm của bất phương trình đã cho.
b) 2. 2 – 3. 1 = 4 – 3 = 1 < 3 là mệnh đề đúng.
=> cặp số (2; 1) là một nghiệm của bất phương trình đã cho.
c) 2. 3 – 3. 1 = 6 – 3 = 3 < 3 là mệnh đề sai.
=> cặp số (3; 1) không phải là nghiệm của bất phương trình đã cho.
Bài tập 2: Biểu diễn miền nghiệm của mỗi bất phương trình sau...
Trả lời rút gọn:
a) x + 2y < 3
+ Vẽ đường thẳng d: x + 2y = 3.
+ Lấy điểm O (0; 0). Ta có: 0 + 2.0 = 0 < 3 .
+ Vậy miền nghiệm của bất phương trình x + 2y < 3 là nửa mặt phẳng không bị gạch chứa điểm O (0; 0) không kể đường thẳng d.
b) 3x - 4y ≥ 3
+ Vẽ đường thẳng d: 3x – 4y = – 3.
+ Lấy điểm O (0; 0). Ta có: 3 . 0 – 4 . 0 = 0 > – 3.
+ Vậy miền nghiệm của bất phương trình 3x – 4y ≥ – 3 là nửa mặt phẳng không bị gạch chứa điểm O (0; 0) kể cả đường thẳng d.
c) y ≥ -2x + 4 2x + y ≥ 4
+ Vẽ đường thẳng d: 2x + y = 4.
+ Lấy điểm O (0; 0). Ta có: 2 . 0 + 0 = 0 < 4.
+ Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x + y ≥ 4 hay chính là y ≥ – 2x + 4 là nửa mặt phẳng không bị gạch không chứa điểm O (0; 0) kể cả đường thẳng d.
d) y < 1 - 2x 2x + y < 1
+ Vẽ đường thẳng d: 2x + y = 1.
+ Lấy O (0; 0). Ta có: 2. 0 + 0 = 0 < 1.
+ Vậy miền nghiệm của bất phương trình 2x + y < 1 hay chính là y < 1 – 2x là nửa mặt phẳng không bị gạch chứa điểm O (0; 0) không kể đường thẳng d.
Bài tập 3: Nửa mặt phẳng không bị gạch...
Trả lời rút gọn:
a,
d đi qua (2; 0) và (0; -2) nên thay vào phương trình đường thẳng d, ta được:
d: y = x - 2
Lấy điểm O (3; 0) thuộc miền nghiệm, ta có 0 < 3 - 2.
Vậy bất phương trình cần tìm là y < x – 2 hay x – y – 2 <0.
b) Gọi phương trình đường thẳng d là y = ax + b (a ≠ 0)
d đi qua (2; 0) và (0; 1) nên thay vào phương trình đường thẳng d, ta được:
d: y = x + 1
Lấy điểm O (3; 0) thuộc miền nghiệm, ta có 0 > 3 + 1.
Vậy bất phương trình cần tìm là y > x + 1 hay x - y + 1 < 0.
c) Quan sát Hình 7c, ta thấy đường thẳng d đi qua gốc tọa độ nên phương trình đường thẳng d có dạng: y = ax (a ≠ 0)
Vì d đi qua M(1; 1) nên thay x = 1, y = 1 vào y = ax, ta được: a = 1 (thỏa mãn)
Do đó đường thẳng d: y = x ⇔ x – y = 0
Lấy điểm O (-1; 0) thuộc miền nghiệm, ta có: -1 - 0 < 0
Vậy bất phương trình cần tìm là x - y < 0.
Bài tập 4: Một gian hàng trưng bày bàn và ghế...
Trả lời rút gọn:
a) Diện tích để kê x chiếc ghế là 0,5x m2 và diện tích để kê y chiếc bàn là 1,2y m2.
Diện tích mặt sàn dành cho lưu thông là 60 − 0,5x − 1,2y
Vậy ta có bất phương trình 60 − 0,5x − 1,2y ≥ 12 ⇔ 0,5x + 1,2y ≤ 48.
b)
+) Chọn x = 10, y = 10, ta có: 0,5. 10 + 1,2. 10 = 5 + 12 = 17 ≤ 48 là mệnh đề đúng.
Vậy (10; 10) là nghiệm của bất phương trình.
+) Chọn x = 10, y = 20, ta có: 0,5. 10 + 1,2. 20 = 5 + 24 = 29 ≤ 48 là mệnh đề đúng.
Vậy (10; 20) là nghiệm của bất phương trình.
+) Chọn x = 20, y = 20, ta có: 0,5. 20 + 1,2. 20 = 10 + 24 = 34 ≤ 48 là mệnh đề đúng.
Vậy (20; 20) là nghiệm của bất phương trình.
Bài tập 5: Trong 1 lạng (100 g) thịt bò chứa khoảng...
Trả lời rút gọn:
a) Trong x lạng thịt bò chứa 26x g protein, y lạng cá rô phi chứa 20y g protein.
Tổng lượng protein trong x lạng thịt bò và y lạng cá rô phi là: 26x + 20y
Vậy bất phương trình cần tìm là 26x + 20y ≥ 46.
b)
+) Chọn x = 1, y = 1, ta có: 26. 1 + 20. 1 = 46 ≥ 46 là mệnh đề đúng.
Vậy (1; 1) là nghiệm của bất phương trình.
+) Chọn x = 1, y = 2, ta có: 26. 1 + 20. 2 = 66 ≥ 46 là mệnh đề đúng.
Vậy (1; 2) là nghiệm của bất phương trình.
+) Chọn x = 1, y = 3, ta có: 26. 1 + 20. 3 = 86 ≥ 46 là mệnh đề đúng.
Vậy (1; 3) là nghiệm của bất phương trình.