Soạn giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 4: Thực hành tiếng Việt (2)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 9 bài 4: Thực hành tiếng Việt (2) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: CÁCH SỬ DỤNG TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS biết cách đưa ý tưởng, thông tin phù hợp từ các nguồn theo đúng quy cách để tránh bị coi là đạo văn.
HS biết cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu theo cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Biết cách sử dụng tài liệu tham khảo và trích dẫn tài liệu phù hợp.
Phân tích được ý nghĩa của việc sử dụng tài liệu tham khảo, trích dẫn tài liệu và cách ứng dụng trong văn bản.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học.
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi HS nghiên cứu trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuyển giao câu hỏi: Xác định phần trích dẫn trong các trường hợp sau. Chỉ ra sự khác biệt giữa những phần trích dẫn đó.
a. Để có được nền độc lập như ngày hôm nay, biết bao anh hùng đã phải đổ máu. Chúng ta cần biết trân trọng và có ý thức xây dựng đất nước ngày một tốt đẹp hơn. Đó là trách nhiệm của thế hệ chúng ta, như Bác Hồ đã từng nói: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”.
b. Theo Tổ chức Nông Lương Liên hợp quốc (FAO), rừng có 5 vai trò chính gồm nuôi dưỡng đất, lưu giữ các-bon, cung cấp thực phẩm lành mạnh cho hàng triệu người, điều tiết nước và là nhà của khoảng 80% các giống loài sống trên cạn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm giành quyền trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
a. Phần trích dẫn là: Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước.
b. Phần trích dẫn là: rừng có 5 vai trò chính gồm nuôi dưỡng đất, lưu giữ các-bon, cung cấp thực phẩm lành mạnh cho hàng triệu người, điều tiết nước và là nhà của khoảng 80% các giống loài sống trên cạn.
=> Sự khác biệt giữa hai câu: câu a trích dẫn trực tiếp, dẫn nguyên văn lời nói của Bác Hồ, được đặt sau dấu hai chấm và trong dấu ngoặc kép. Khác với câu a, câu b là lời dẫn gián tiếp, từ ngữ được thêm vào trong câu nhưng ý nghĩa không thay đổi.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trích dẫn tài liệu theo đúng quy định giúp chúng ta tránh được việc sao chép ý tưởng, thông tin hoặc nội dung. Điều này giúp chúng ta tránh được việc vi phạm bản quyền và đạo văn. Đây cũng là một cách mà chúng tả thể hiện sự hiểu biết và sự tôn trọng về quyền sở hữu trí tuệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về bài Cách tham khảo, trích dẫn tài liệu để tránh đạo văn.
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 4: Thực hành tiếng Việt (2) Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án Ngữ văn 9 KNTT bài 4: Thực hành tiếng Việt (2)
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác