Soạn giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?))
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 9 bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh phụ ngâm, nguyên tác của Đặng Trần Côn, bản dịch của Đoàn Thị Điểm (?)) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG
VĂN BẢN: NỖI NIỀM CHINH PHỤ
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Nỗi niềm chinh phụ. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm thơ đường luật.
HS đồng cảm với nỗi bất hạnh cũng như khát vọng hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về thơ song thất lục bát.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản Nỗi niềm chinh phụ.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Nỗi niềm chinh phụ.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Nỗi niềm chinh phụ.
3. Phẩm chất
- Đồng cảm với số phận bất hạnh của những người phụ nữ trong xã hội cũ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh đi kèm gợi ý từ đó HS nghiên cứu từ khóa được nhắc đến trong bài.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu hình ảnh và gợi ý:
- Ra đời vào khoảng năm 1741, nội dung phản ánh thái độ oán ghét chiến tranh phong kiến phi nghĩa, đặc biệt là đề cao quyền sống cùng khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của con người.
- Là tác phẩm viết bằng chữ Hán, sau đó được Đoàn Thị Điểm diễn dịch sang chữ Nôm.
- Là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Đặng Trần Côn.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung nếu có.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: Từ khóa được nhắc đến CHINH PHỤ NGÂM.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Viết về đề tài phụ nữ trong văn học trung đại không thể nào không nhắc đến Chinh phụ ngâm. Một trong những tác phẩm phản ánh chiến tranh phi nghĩa đồng thời là tiếng nói đồng cảm xót thương cho số phận người phụ nữ bất hạnh với khát khao hạnh phúc lứa đôi. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu khám phá văn bản Nỗi niềm chinh phụ - tác giả Đặng Trần Côn – bản dịch Đoàn Thị Điểm.
Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Nỗi niềm chinh phụ (trích Chinh
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác