Soạn giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 9 bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương (Nguyễn Dữ) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO
VĂN BẢN: CHUYỆN NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của bài Chuyện người con gái Nam Xương. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một câu chuyện có yếu tố kì ảo.
HS cảm nhận được niềm yêu thương, sự trân trọng đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về truyện có yếu tố kì ảo.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Chuyện người con gái Nam Xương.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Chuyện người con gái Nam Xương.
3. Phầm chất
- Đồng cảm, trân trọng số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV chuyển giao câu hỏi cho HS để suy nghĩ và trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuyển giao câu hỏi: Hãy kể tên các tác phẩm viết về người phụ nữ trong xã hội cũ mà em biết? Trong số đó em ấn tượng với tác phẩm nào nhất?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung nếu có.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: HS kể tên các tác phẩm viết về số phận người phụ nữ trong xã hội cũ như: Chinh phụ ngâm khúc của Đặng Trần Côn, Bánh trôi nước của Hồ Xuân Hương, Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ...
+ Nêu cảm nhận của bản thân về một tác phẩm mà em ấn tượng.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Viết về đề tài người phụ nữ trong xã hội phong kiến có rất nhiều tác giả với nhiều góc nhìn cũng như cách tiếp cận khác nhau. Điểm giao nha giữa các tác phẩm đó chính là số phận hẩm hiu, nỗi buồn man mác của những con người thấp cổ bé họng, bị coi như những công cụ, những món đồ trao đổi ngược xuôi và kết cụ buồn thảm của cảnh đời bất hạnh. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về một tác phẩm, một số phận của người phụ nữ phong kiến dưới ngòi bút của Nguyễn Dữ - Chuyện người con gái Nam Xương.
Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án Ngữ văn 9 KNTT bài 1: Chuyện người con gái Nam Xương
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác