Soạn giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 2: Thực hành tiếng Việt (1)

Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 9 bài 2: Thực hành tiếng Việt (1) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Nội dung giáo án

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: BIỆN PHÁP TU TỪ CHƠI CHỮ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • HS nhận biết được khái niệm, đặc điểm và ý nghĩa của biện pháp tu từ chơi chữ.

  • HS biết cách sử dụng biện pháp tu từ chơi chữ phù hợp với từng ngữ cảnh.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự học và tự chủ: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được các đặc điểm, ý nghĩa của biện pháp tu từ chơi chữ.

  • Phân tích được tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ và cách ứng dụng trong văn bản.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ, có ý thức vận dụng kiến thức vào giao tiếp và tạo lập văn bản.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. 

b. Nội dung: GV chuyển giao câu hỏi cho HS để suy nghĩ và trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chuyển giao câu hỏi: Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ chơi chữ trong các trường hợp dưới đây:

a. Mênh mông muôn mẫu một màu mưa

Mỏi mắt miên man mãi mịt mờ.

b. Bà già đi chợ cầu Đông

Bói xem một quẻ lấy chồng lợi chăng?

Thầy bói xem quẻ nói rằng

Lợi thì có lợi, nhưng răng không còn.

c. Con cá đối bỏ trong cối đá,

Con mèo cái nằm trên mái kèo,

Trách cha mẹ nghèo, anh nỡ phụ duyên em.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ cảm nhận của mình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung nếu có.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức: 

a. Câu thơ trên dùng lối chơi chữ điệp âm: điệp âm “m”. 

Tác dụng: diễn tả sự mịt mờ của không gian đầy mưa.

b. Câu thơ trên dùng lối chơi chữ: dùng từ đồng âm nhưng khác nghĩa. Từ lợi mà bà già dùng (lợi chăng) nghĩa là lợi ích, thuận lợi. Từ lợi trong câu nói của thầy bói nghĩa là phần thịt bao quanh chân răng. 

Tác dụng: Thầy bói nhắc khéo bà già rằng: bà đã quá già rồi (răng không còn) thì lấy chồng làm gì nữa. Cách nói này khiến người nghe bất ngờ, cảm thấy thú vị, dí dỏm.

c. Câu thơ trên dùng lối chơi chữ: nói lái. Cá đối nói lái thành cối đá, mèo cái nói lái thành mái kèo. 

Tác dụng: diễn tả sự trái khoáy, sự hẩm hiu của duyên phận. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, châm biếm,… làm câu văn, câu thơ trở nên thú vị. Biện pháp tu từ chơi chữ được sử dụng khá nhiều trong các tác phẩm văn học. Chơi chữ còn có tác dụng tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt. Để hiểu rõ hơn về ý nghĩa và cách sử dụng thế nào thì hãy cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay nhé.

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 


=> Xem toàn bộ Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Từ khóa tìm kiếm:

Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 2: Thực hành tiếng Việt (1) Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án Ngữ văn 9 KNTT bài 2: Thực hành tiếng Việt (1)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác

Xem thêm giáo án khác