Soạn giáo án Ngữ văn 9 Kết nối tri thức bài 4: "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na)
Soạn chi tiết đầy đủ giáo án Ngữ văn 9 bài 4: "Người con gái Nam Xương" - một bi kịch của con người (Nguyễn Đăng Na) sách kết nối tri thức. Giáo án soạn đầy đủ cả năm chuẩn theo Công văn 5512 để các thầy cô tham khảo lên kế hoạch bài dạy tốt. Tài liệu có file tải về và chỉnh sửa được. Hi vọng, bộ giáo án này mang đến sự hữu ích và tham khảo cần thiết. Mời thầy cô tham khảo.
Nội dung giáo án
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 4: KHÁM PHÁ VẺ ĐẸP VĂN CHƯƠNG
VĂN BẢN: NGƯỜI CON GÁI NAM XƯƠNG – MỘT BI KỊCH CON NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
HS nhận biết và phân tích được luận đề, luận điểm, lí lẽ và bằng chứng tiêu biểu trong văn bản Người con gái Nam Xương – Một bi kịch đời người. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một bài văn nghị luận.
HS cảm nhận được niềm yêu thương, sự trân trọng đồng cảm với số phận của người phụ nữ trong xã hội cũ.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh đề hiểu về một bài văn nghị luận.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến Người con gái Nam Xương – Một bi kịch đời người.
Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về văn bản Người con gái Nam Xương – Một bi kịch đời người.
3. Phầm chất
- Đồng cảm, trân trọng số phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- Giáo án
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: GV chuyển giao câu hỏi cho HS để suy nghĩ và trả lời.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chuyển giao hệ thống câu hỏi sau:
Câu 1: Câu văn “Ngày qua tháng lại, thoắt đã nửa năm, mỗi khi thấy bướm lượn đầy vườn, mây che kín núi thì nỗi buồn góc bể chân trời không thể nào ngăn được” mang ý nghĩa gì?
A. Nói lên sự thấm thoát của thời gian
B. Miêu tả cảnh thiên nhiên trong nhiều thời điểm khác nhau
C. Nỗi buồn nhớ của Vũ Nương trải theo năm tháng
D. Cho thấy Trương Sinh phải đi chinh chiến ở một nơi rất xa xôi
Câu 2: Câu nào trong lời trăn trối của bà mẹ nói lên sự ghi nhận nhân cách và công lao của Vũ Nương đối với gia đình nhà chồng?
A. Mẹ không phải không muốn đợi chồng con về mà không gắng ăn miếng cơm cháo đặng cùng vui sum họp
B. Một tấm thân tàn, nguy trong sớm tối, việc sống chết không khỏi phiền đến con
C. Chồng con nơi xa xôi chưa biết thế nào không về đền ơn được
D. Sau này, trời xét lòng lành, ban phúc đức, giống dòng tươi tốt, con cháu đông đàn, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ.
Câu 3: Từ “xanh” trong câu “Xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ” dùng để chỉ cái gì?
A. Mặt đất
B. Mặt trăng
C. Ông trời
D. Thiên nhiên
Câu 4: Vũ Nương dỗ dành con trong lúc chồng vắng nhà bằng cách nào?
A. Mỗi tối chỉ vào bóng mình và nói đó là cha của đứa con
B. Hát ru cho con ngủ
C. Đưa con đi chơi ở khắp nơi
D. Vỗ về con
Câu 5: Câu nào nêu đúng nhất cách cư xử của Vũ Nương trước tính hay ghen của chồng?
A. Đâu có sự mất nết hư thân như lời chàng nói.
B. Cách biệt ba năm giữ gìn một tiết
C. Tô son điểm phấn từng đã nguôi lòng, ngõ liễu tường hoa chưa từng bén gót
D. Nàng cũng giữ gìn khuôn phép, không từng để lúc nào vợ chồng phải đến thất hòa.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1-2 HS chia sẻ cảm nhận của mình.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung nếu có.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức:
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Nhân vật Vũ Nương trong Chuyện người con gái Nam Xương để để lại bao xót xa, thương cảm cho bạn đọc. Có rất nhiều bài viết nói về nhân vật Vũ Nương, song có lẽ bài viết Người con gái Nam Xương – Một bi kịch đời người của nhà phê bình văn học Nguyễn Đăng Na đã phân tích và bàn luận một cách sâu sắc về số phận éo le của nhân vật Vũ Nương. Để hiểu rõ những vấn đề, những giá trị mà tác phẩm để lại cho bạn đọc thì chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua bài học ngày hôm nay nhé.
--------------- Còn tiếp ---------------
Giáo án Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án bài 4: "Người con gái Nam Xương" - Ngữ văn 9 kết nối tri thức, giáo án Ngữ văn 9 KNTT bài 4: "Người con gái Nam Xương" -
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 550k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 800k/học kì - 900k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án