Giải câu 3 trang 106 sách phát triển năng lực toán 7 tập 1

3. Trong quá trình giải quyết một bài toán nào đó, có đôi lúc chúng ta mắc phải những sai lầm mặc dù đã kiểm soát các bước làm một cách chặt chẽ. Kết quả cuối cùng của chứng minh sai lầm vẫn làm ta thỏa mãn và dẫn đến "ngộ nhận" kết quả đó. Những loại sai lầm trong quá trình chứng minh thường được gọi là "ngụy biện toán học". Ngụy biện toán học dẫn đến những kết quả vô lí. Tuy nhiên, đó cũng là một cách để chúng ta luyện tập khả năng phát hiện lỗi sai và kiểm tra lại kiến thức. Toán học có nhiều "cái bẫy" để dẫn đến ngụy biện, chẳng hạn:

Ví dụ 1: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau, do đó hai góc bằng nhau thì đối đỉnh.

Ví dụ 2: Ta có 48 + 20 - 68 = 60 + 25 - 85. Sử dụng tính chất phân phối của phép cộng và phép nhân ta có 4 x (12 + 5 - 17) = 5 x (12 + 5 - 17). Chia cả hai vế cho 12 + 5 - 17 ta được 4 = 5.
Em hãy tự đưa ra 2 ví dụ về ngụy biện nữa nhé.


Ví dụ:

  • Hai góc kề bù thì có tổng bằng 180$^{\circ}$, do đó hai góc có tổng bằng 180$^{\circ}$ thì kề bù.
  • Hình vuông có bốn cạnh bằng nhau, hình có bốn cạnh bằng nhau là hình vuông.

Bình luận

Giải bài tập những môn khác