Giải phát triển năng lực toán 7 bài 6: Mặt phẳng tọa độ

Giải bài 6: Mặt phẳng tọa độ - Sách phát triển năng lực trong môn toán 7 tập 1 trang 70. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. LÝ THUYẾT

1. Tìm hiểu về hệ trục tọa độ

Đọc SGK Toán 7 - tập một, trang 66, 67, điền vào chỗ chấm để hoàn thiện các nội dung sau:

a. Trong hệ trục tọa độ Oxy (hình 6.1):

Các trục Ox và Oy gọi là các ..........................;

Ox gọi là ........................;

Oy gọi là .........................

Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi là ..................................

Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là ..................................................

b. Trên mặt phẳng tọa độ Oxy hình 6.2:

  • Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định một điểm M.
  • Cặp số (x0; y0) gọi là .................... của điểm M, kí hiệu là M(x0; y0). x0 là ....................., y0 là ...................... của điểm M

Hướng dẫn:

a. 

Các trục Ox và Oy gọi là các trục tọa độ;

Ox gọi là trục hoành;

Oy gọi là trục tung.

Giao điểm O biểu diễn số 0 của cả hai trục gọi là gốc tọa độ.

Mặt phẳng có hệ trục tọa độ Oxy gọi là mặt phẳng tọa độ (Oxy).

b. 

  • Mỗi điểm M xác định một cặp số (x0; y0). Ngược lại, mỗi cặp số (x0; y0) xác định một điểm M.
  • Cặp số (x0; y0) gọi là tọa độ của điểm M, kí hiệu là M(x0; y0). x0 là hoành độ, y0 là tung độ của điểm M

2. Trong các hinh vẽ sau, hình nào là hệ trục tọa độ Oxy?

Hướng dẫn:

+ Trong các hình vẽ trên, Hình c là hệ trục tọa độ Oxy.

+ Trục Ox là trục hoành; Oy là trục tung.

3. Cho hình 6.4

a. Viết tiếp vào chỗ chấm để hoàn thiện các nội dung sau:

Tọa độ của điểm P là ..................... trong đó số ................ gọi là hoành độ và số ................ gọi là tung độ của điểm P.

b. Đánh dấu vị trí của các điểm A(-3; 0); B(0; 2); C(-1; -2).

Hướng dẫn:

a. Tọa độ của điểm P là (1,5; 3) trong đó số 1,5 gọi là hoành độ và số 3 gọi là tung độ của điểm P.

b. 

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Ở hình 6.5, điểm A có tọa độ là A(-2; 1). 

a. Viết tọa độ các điểm B, C trong hình.

b. Đánh dấu vị trí của các điểm P(3; 1); Q(-2; -2,5); R(-4; 0) trong mặt phẳng tọa độ ở hình 6.5

2. Vẽ hệ trục tọa độ Oxy. Đánh dấu các điểm sau trên hệ trục tọa độ đó:

a. Điểm A có tọa độ là (2; -3)

b. Điểm B có hoành độ là 4; tung độ là 4

c. Điểm C nằm trên trục hoành có hoành độ bằng 4.

d. Điểm D nằm trên trục tung và có tung độ bằng 3.

3. a. Ghi tọa độ của mỗi điểm A; B; C; D; E; F; G ở hình 6.6 vào bảng sau:

ĐiểmABCDEFG
Hoành độ x       
Tung độ y       

b. Trong câu a, đại lượng y có phải là hàm số của đại lượng x không? Giải thích

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực toán 7, giải sách phát triển năng lực trong môn toán lớp 7, giải bài 6: Mặt phẳng tọa độ toán 7, Bài 6: Mặt phẳng tọa độ trang 70 sách phát triển năng lực trong môn toán lớp 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác