Giải phát triển năng lực toán 7 bài 5: Tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song

Giải bài 5: Tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song - Sách phát triển năng lực trong môn toán 7 tập 1 trang 96. Phần dưới sẽ hướng dẫn trả lời và giải đáp các câu hỏi trong bài học. Cách làm chi tiết, dễ hiểu, Hi vọng các em học sinh nắm tốt kiến thức bài học.

A. LÝ THUYẾT

1. Tiên đề Ơ-clit

a. Cho đường thẳng a và một điểm A không thuộc a (hình 5.1):

- Hãy vẽ đường thẳng b đi qua A và song song với đường thẳng a bằng êke và thước thẳng (theo hai cách)

- Dựa vào hoạt động trên, em vẽ được bao nhiêu đường thẳng đi qua A song song với đường thẳng a?

b. Đọc SGK Toán 7 - tập một, trang 92, điền vào chỗ chấm để hoàn thiện nhận xét sau:

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng .............................................................. đường thẳng song song với đường thẳng đó.

(Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song)

c. Cho một điểm A không thuộc đường thẳng a. Đánh Đ (đúng), S (sai) vào chỗ chấm tương ứng bên cạnh những khẳng định sau:

Nếu qua điểm A ta vẽ hai đường thẳng b và c cùng song song với a thì b song song với c.     ..............

Nếu qua điểm A ta vẽ đường thẳng b song song với a thì b là duy nhất.       ..............

Nếu qua điểm A ta vẽ hai đường thẳng b và c cùng song song với a thì b trùng c.      ..............

Qua điểm A ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng b song song với a.      ..............

Hướng dẫn:

a. 

- Chỉ vẽ được duy nhất một đường thẳng đi qua A song song với đường thẳng A.

b. 

Qua một điểm ở ngoài một đường thẳng ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng song song với đường thẳng đó.

(Tiên đề Ơ-clit về đường thẳng song song)

c. 

Nếu qua điểm A ta vẽ hai đường thẳng b và c cùng song song với a thì b song song với c.     S

Nếu qua điểm A ta vẽ đường thẳng b song song với a thì b là duy nhất.       Đ

Nếu qua điểm A ta vẽ hai đường thẳng b và c cùng song song với a thì b trùng c.       Đ

Qua điểm A ta vẽ được một và chỉ một đường thẳng b song song với a.       Đ

2. Tính chất của hai đường thẳng song song

Cho đường thẳng c cắt cả hai đường thẳng song song a và b (hình 5.2):

a. Thực hành

- Đo các cặp góc so le trong A3 và B1; A4 và B2. So sánh các cặp góc so le trong đó.

- Đo các cặp góc đồng vị A1 và B1; A3 và B3. So sánh các cặp góc đó.

- Đo các cặp góc trong cùng phía A3 và B2; A4 và B1. Cho biết tổng số đo của các cặp góc trong cùng phía đó.

b. Điền vào chỗ chấm để hoàn thành bảng nhận xét sau:

Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

Hai góc so le trong .................................; 

Hai góc đồng vị ..................................;

Hai góc trong cùng phía ...............................

c. Cho a // b và $\widehat{A_{3}}=37^{\circ}$ (hình 5.3).

- Tìm số đo của góc B3

- Tính và so sánh số đo hai góc A1 và B4.

Hướng dẫn:

a.

- $\widehat{A_{3}}=\widehat{B_{1}}=60^{\circ}$; $\widehat{A_{4}}=\widehat{B_{2}}=120^{\circ}$

- $\widehat{A_{1}}=\widehat{B_{1}}=60^{\circ}$; $\widehat{A_{3}}=\widehat{B_{3}}=60^{\circ}$

- $\widehat{A_{3}}=60^{\circ}$; $\widehat{B_{2}}=120^{\circ}$; $\widehat{A_{4}}=120^{\circ}$; $\widehat{B_{1}}=60^{\circ}$

$\widehat{A_{3}} + \widehat{B_{2}} = 60^{\circ}+120^{\circ} = 180^{\circ}$; $\widehat{A_{4}} + \widehat{B_{1}} = 120^{\circ}+60^{\circ} = 180^{\circ}$

b. Nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng song song thì:

Hai góc so le trong bằng nhau; 

Hai góc đồng vị bằng nhau;

Hai góc trong cùng phía bù nhau.

c.

- Ta có $\widehat{A_{3}}$ và $\widehat{B_{3}}$ là hai góc đồng vị tạo bởi đường thẳng AB cắt hai đường thẳng a // b. 

Do đó : $\widehat{A_{3}} = \widehat{B_{3}} = 37^{\circ}$

- Có $\widehat{A_{3}}$ và $\widehat{A_{1}}$ là hai góc đối đỉnh nên $\widehat{A_{3}} = \widehat{A_{1}} = 37^{\circ}$

        $\widehat{B_{3}}$ và $\widehat{B_{4}}$ là hai góc kề bù nên $\widehat{B_{3}}+\widehat{B_{4}}=180^{\circ}$

Suy ra $\widehat{B_{4}}=180^{\circ}-\widehat{B_{3}}=180^{\circ} - 37^{\circ} = 143^{\circ}$
Từ đó ta thấy: $\widehat{A_{1}}+\widehat{B_{4}}=180^{\circ}$

B. Bài tập và hướng dẫn giải

1. Xét hai đường thẳng song song bị cắt bởi một đường thẳng tạo ra các góc được kí hiệu như hình 5.4. Khi đó góc a và g, góc b và h là các cặp góc so le ngoài; góc a và h, góc b và g là các cặp góc ngoài cùng phía. Hai góc so le ngoài thì bằng nhau, hai góc ngoài cùng phía thì bù nhau.

a. Điền vào chỗ trống để hoàn thành bảng sau:

Hai gócVí dụ
 a = e
So le ngoài 
So le trong 
 c + f = 180$^{\circ}$

b. Hãy đánh dấu "X" vào các khẳng định sai dưới đây:

  • Góc b và e là là hai góc so le trong khác phía        ...................
  • c = f vì c và g là hai góc trong khác phía        ...................
  • b = c vì b và c là hai góc so le nhau        ...................
  • a = g = 180 vì a và g là hai góc ngoài cùng phía        ...................

2. Cho hình 5.5, biết rằng đường thẳng p song song với đường thẳng q.

a. Kể tên hai cặp góc ở vị trí so le trong.

b. Chứng minh rằng f + c - b = 45$^{\circ}$.

c. Viết hệ thức biểu thị mối liên hệ giữa các góc c, d, g.

d. Trình bày cách tính các góc a, b, f, g, e.

3. Cho tam giác ABC có góc A bằng 90. Trên nửa mặt phẳng không chứa điểm C bờ là AB vẽ tia Bx sao cho góc ABx bằng 35. Trên nửa mặt phẳng không chứa điểm B bờ là AC vẽ tia Cy sao cho góc ACy bằng 55. Qua A kẻ đường thẳng a song song với tia Bx.

a. Xác định góc ở vị trí so le trong với ABx, góc so le trong với ACy.

b. Tính góc so le trong với ACy.

c. Chứng minh rằng Bx // Cy

d. Để thực hiện chứng minh trên em đã sử dụng những kiến thức nào? Từ đó, em hãy đưa ra một bài toán tổng quát cho bài toán trên. (Gợi ý: Nhận xét mối liên hệ giữa góc A và hai góc ABx và ACy)

Từ khóa tìm kiếm: phát triển năng lực toán 7, giải sách phát triển năng lực trong môn toán lớp 7, giải bài 5: Tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song toán 7, bài 5: Tiên đề Ơ-clit về hai đường thẳng song song trang 96 sách phát triển năng lực trong môn toán lớp 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác