Đề số 5: Đề kiểm tra toán 8 Kết nối bài 11 Hình thang cân

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 5

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cho tam giác ABC cân tại A. Gọi D, E theo thứ tự thuộc các cạnh bên AB, AC sao cho AD = AE. Tứ giác BDEC là hình gì?

  • A. Hình thang
  • B. Hình thang vuông
  • C. Hình thang cân
  • D. Cả A, B, C đều sai

Câu 2: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Hình thang có………………. là hình thang cân .

  • A. hai góc kề một đáy lớn hơn hai góc kề một đáy còn lại
  • B. hai góc kề một đáy bù nhau
  • C. hai góc kề một đáy bằng nhau
  • D. hai góc kề một đáy phụ nhau

Câu 3: Hình thang cân là hình thang có tính chất nào trong số các tính chất dưới đây?

  • A. Có bốn cạnh bằng nhau.
  • B. Có hai góc kề một đáy bằng nhau.
  • C. Có hai đường chéo vuông góc với nhau.
  • D. Có bốn cạnh song song với nhau.

Câu 4: Cho hình thang cân ABCD đáy nhỏ AB = 12cm, đáy lớn CD = 22cm, cạnh bên BC = 13cm thì đường cao AH bằng:

  • A. 12 cm
  • B. 2 cm
  • C. 4 cm
  • D. 6 cm

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1 (6 điểm): Cho hình thang ABCD có AB // CD. Qua giao điểm E của AC và BD, ta vẽ đường thẳng song song với AB cắt AD, BC lần lượt tại F và G (Hình 16). Chứng minh rằng EG là tia phân giác góc CEB.

A green rectangle with black text

Description automatically generated


Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Đáp án

C

C

B

A

 Tự luận: 

Xét tam giác ACD và BDC ta có:

AD = BC (gt)

AC = BD (gt)

CD chung

Suy ra ΔACD = ΔBDC (c.c.c)

$=> \widehat{ACD}=\widehat{BDC}$

Ta có: FG // CD 

$=> \widehat{BEG}=\widehat{BDC}$ (đồng vị), 

$\widehat{GEC}=\widehat{ACD}$(so le trong)

$=> \widehat{BEG}=\widehat{GEC}$ hay EG là tia phân giác góc CEB


Bình luận

Giải bài tập những môn khác