Dạng bài tập hóa trị
PHẦN HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC
Dạng 1: Hóa trị
Bài tập 1: Điền đầy đủ các từ hoặc cụm từ thích hợp vào các câu dưới đây:
a) Trong chất cộng hoá trị, nguyên tố H luôn có (1)............, nguyên tố O thường có (2)..............
b) Trong hợp chất, nguyên tố P có hoá trị (3)............... Nguyên tố N có hoá trị (4)................
Bài tập 2: Trong các nguyên tố sau: H, N, O, C, S, Na, Mg, AI, Fe
a) Nguyên tố nào có nhiều hoá trị trong hợp chất? Cho ví dụ.
b) Nguyên tố nào có hoá trị cao nhất? Cho ví dụ.
Bài tập 3: Một oxide có công thức Al2Ox có khối lượng phân tử là 102. Hóa trị của Al trong hợp chất oxide này là?
Bài tập 1:
a) (1): hoá trị l; (2): hoá trị II.
b) (1): II hoặc V; (2): I, II, IV,....
Bài tập 2:
a) Nguyên tố có nhiều hoá trị trong hợp chất là N, O, C, S, Fe.
Ví dụ:
- N có hoá trị IV trong nitrogen dioxide, có hoá trị lll trong ammonia.
- O có hoá trị II trong nhiều hợp chất, có hoá trị | trong hydrogen peroxide.
- C có hoá trị ll trong carbon oxide, có hoá trị IV trong carbon dioxide, ...
- S có hoá trị IV trong sulfur dioxide, có hoá trị VỊ trong sulfur trioxide, ...
- Fe có hoá trị ll trong iron(ll) oxide, có hoá trị lIl trong iron(Ill) oxide, ...
b) Nguyên tố có hoá trị cao nhất là S. Ví dụ: Trong sulfur trioxide, S có hoá trị VI.
Bài tập 3:
Khối lượng phân tử của Al2Ox là: 2.27 + x.16 = 102 => x = 3
=> công thức hóa học của hợp chất Al2O3
Gọi hóa trị của Al trong hợp chất là a => $Al^{a}_{2}O^{II}_{3}$
Theo quy tắc hóa trị: a.2 = II.3 => a = III
Vậy hóa trị của Al trong hợp chất này là III
Xem toàn bộ: Đề cương ôn tập Hóa học 7 kết nối tri thức học kì 2
Bình luận