Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo ông Nguyễn Sĩ Dũng, công dân toàn cầu cần hiểu điều gì?

  • A. Toàn cầu hóa loại bỏ bản sắc riêng.
  • B. Toàn cầu hóa không loại bỏ bản sắc riêng.
  • C. Bản sắc dân tộc không quan trọng.
  • D. Nên từ bỏ văn hóa truyền thống

Câu 2: Mối quan hệ giữa lí lẽ và bằng chứng trong luận điểm 1 của văn bản như thế nào?

  • A. Lí lẽ và bằng chứng hoàn toàn độc lập với nhau.
  • B. Bằng chứng mâu thuẫn với lí lẽ.
  • C. Lí lẽ là suy nghĩ của tác giả, được củng cố bởi các bằng chứng thực tế.
  • D. Bằng chứng là ý kiến chủ quan của tác giả.

Câu 3: Khi trẻ em bị tiếp cận bởi kẻ xấu trên mạng, nguy cơ nào sau đây có thể xảy ra?

  • A. Trẻ em có thể được giới thiệu những cơ hội học tập tốt hơn.
  • B. Trẻ em có thể bị gạ gẫm tham gia vào các hành vi như gửi tin nhắn đồi trụy hoặc chia sẻ hình ảnh nhạy cảm.
  • C. Trẻ em có thể được cung cấp các chương trình giải trí miễn phí.
  • D. Trẻ em có thể được tham gia các trò chơi vui nhộn và lành mạnh.

Câu 4: Tại sao ý kiến "Chiến tranh hạt nhân không những đi ngược lại lí trí con người mà còn đi ngược lại cả lí trí tự nhiên nữa" được xem là chủ quan?

  • A. Vì nó dựa trên sự kiện lịch sử.
  • B. Vì nó là một thực tế đã được kiểm chứng.
  • C. Vì nó là nhận định về một khả năng dựa trên hiểu biết của tác giả.
  • D. Vì nó phản ánh quan điểm chung của cộng đồng quốc tế.

Câu 5: Trong ví dụ "Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại thoái vị", đây là loại câu gì?

  • A. Câu đơn.
  • B. Câu ghép đẳng lập.
  • C. Câu ghép chính phụ.
  • D. Câu hỏi.

Câu 6: Theo Sherlock Holmes, điều gì thường ẩn chứa những kết luận quan trọng khi đối diện với một điều bí ẩn?

  • A. Những tình tiết nhỏ (tiểu tiết).
  • B. Những nhân vật liên quan.
  • C. Những sự kiện lớn.
  • D. Những giả thuyết ban đầu.

Câu 7: Ngoài truyện trinh thám, A-thơ Cô-nan Đoi-lơ còn sáng tác những thể loại nào khác?

  • A. Chỉ viết truyện trinh thám.
  • B. Truyện khoa học viễn tưởng và tiểu thuyết lịch sử.
  • C. Thơ và kịch.
  • D. Truyện khoa học viễn tưởng, tiểu thuyết lịch sử, kịch lịch sử, bút kí và thơ.

Câu 8: Trong các câu sau, câu nào là câu đặc biệt?

  • A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
  • B. Lan được tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
  • C. Hoa sim!
  • D. Mưa rất to.

Câu 9: Phạm Cao Củng sinh ra và lớn lên ở đâu?

  • A. Hà Nội.
  • B. Hải Dương.
  • C. Huế.
  • D. Sài Gòn.

Câu 10: Gioóc Cle-mon được miêu tả qua góc nhìn của ai?

  • A. Cảnh sát trưởng Scan-lân.
  • B. Giôn Oa-rân.
  • C. Cô thư ký Ba-bro.
  • D. Người kể chuyện toàn tri.

Câu 11: Bài thơ "Hai chữ nước nhà" gồm bao nhiêu khổ thơ?

  • A. 20 khổ thơ.
  • B. 25 khổ thơ.
  • C. 30 khổ thơ.
  • D. 35 khổ thơ.

Câu 12: Ai là tác giả nguyên tác chữ Hán của "Chinh phụ ngâm"?

  • A. Phan Huy Ích.
  • B. Đặng Trần Côn.
  • C. Lê Hiển Tông.
  • D. Đoàn Thị Điểm.

Câu 13: Chủ đề chính của bài thơ "Tì bà hành" là gì?

  • A. Ca ngợi tài năng của người ca nữ.
  • B. Miêu tả vẻ đẹp của cảnh đêm.
  • C. Sự đồng cảm với nỗi niềm và thân phận người ca nữ.
  • D. Phê phán xã hội thời bấy giờ.

Câu 14: Bạch Cư Dị sống vào thời đại nào?

  • A. Nhà Hán.
  • B. Nhà Đường.
  • C. Nhà Tống.
  • D. Nhà Minh.

Câu 15: Chữ “tân” trong từ nào mang nghĩa là khách?

  • A. Lễ tân.
  • B. Tân gia.
  • C. Tân y.
  • D. Tân lang.

Câu 16: Trong bài thơ Cái roi tre ngoài nỗi đau bị đánh bằng roi tre, nhân vật “tôi” đã trải qua “nỗi đau” nào khác?

  • A. Nỗi đau do bị đánh bằng roi tre.
  • B. Nỗi đau trong lòng trước sự mấy mát, bệnh tật của người thân.
  • C. Nỗi đau do học hành vất vả.
  • D. Nỗi đau do bị phạt.

Câu 17: Dựa vào tác phẩm đã học trong “Chuyện người con gái Nam Xương”, em hãy cho biết, điều gì khiến người chồng hiểu lầm vợ mình?

  • A. Lời nói của hàng xóm.
  • B. Lời nói của đứa con về một người bố khác.
  • C. Thấy vợ đi với người đàn ông khác.
  • D. Đọc được thư tình của vợ gửi cho người khác.

Câu 18: Trong câu "Xin cảm ơn các bạn đã cổ vũ chúng tôi trong lần khởi nghiệp này", sự ủng hộ hướng vào đối tượng nào?

  • A. Quý vị.
  • B. Chúng tôi – người khởi nghiệp.
  • C. Dự án.
  • D. Việc triển khai.

Câu 19: Tại sao Po-liêm phế ngôi hoàng hậu của Si-ta?

  • A. Vì Si-ta không thể sinh con.
  • B. Vì tin lời dèm pha của quỷ Riếp.
  • C. Vì Si-ta tự nguyện từ bỏ ngôi vị.
  • D. Vì Po-liêm muốn lấy vợ mới.

Câu 20: William Shakespeare là một nhà văn nổi tiếng người Anh thuộc thời kỳ nào?

  • A. Thời Trung Cổ.
  • B. Thời Phục Hưng.
  • C. Thời Hiện đại.
  • D. Thời Khai sáng.

Câu 21: Chủ đề chính của văn bản “Kí ức tuổi thơ” là gì?

  • A. Tuổi thơ và những trò chơi dân gian.
  • B. Ký ức tuổi thơ trong cuộc sống mỗi người.
  • C. Những khó khăn của cuộc sống người lớn.
  • D. Cách nuôi dạy trẻ em hạnh phúc.

Câu 22: Bài thơ “Nhớ rừng” được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

  • A. Trước Cách mạng tháng 8 năm 1945.
  • B. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • C. Trong kháng chiến chống đế quốc Mỹ.
  • D. Trước năm 1930.

Câu 23: Hai dòng thơ "Ngày mai trong đám xuân xanh ấy/ Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi" có thể được hiểu là lời của ai?

  • A. Chỉ của chủ thể trữ tình - nhân vật "khách xa".
  • B. Chỉ của thiên nhiên mùa xuân.
  • C. Có thể là của chủ thể trữ tình hoặc là lời trêu đùa của thiên nhiên mùa xuân.
  • D. Của các cô thôn nữ trong bài thơ.

Câu 24: "Trí tuệ nhân tạo" là ví dụ cho cách tạo từ ngữ mới nào?

  • A. Vay mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài.
  • B. Cấu tạo từ những yếu tố, chất liệu theo quy tắc đã có sẵn trong hệ thống ngôn ngữ.
  • C. Chuyển nghĩa.
  • D. Tạo từ viết tắt.

Câu 25: Câu thơ nào thể hiện rõ nhất sự gắn kết giữa kí ức về mẹ và kí ức về sông Đáy?

  • A. "Sông Đáy ơi, Sông Đáy ơi... chiều nay tôi trở lại"
  • B. "Mẹ tôi đã già như cát bên bờ"
  • C. "Tôi quỳ xuống vốc cát ấp vào mặt"
  • D. "Toả mát xuống cơn đau tôi là tóc mẹ bến mòn đứng đợi"

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác