Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 5)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 5) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Biện pháp tu từ chơi chữ là gì?

  • A. Sử dụng âm thanh, từ ngữ để tạo ra ý nghĩa bất ngờ, thú vị, làm tăng sức hấp dẫn cho văn bản.
  • B. Sử dụng những chỗ giống nhau về ngữ âm, ngữ nghĩa, văn tự, văn cảnh để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
  • C. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm khác nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.
  • D. Sử dụng những từ Hán Việt đồng âm gần nghĩa để tạo ra sự bất ngờ thú vị trong cách hiểu, trong dòng liên tưởng của người đọc, người nghe.

Câu 2: Cánh buồm trăng được so sánh với hồn làng có ý nghĩa gì?

  • A. Linh hồn quê hương đang nằm trong cánh buồm.
  • B. Cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.
  • C. Cánh buồm trở thành một phần quan trọng trong tâm hồn, trong kí ức của con người nơi đây.
  • D. Linh hồn quê hương đang nằm trong cánh buồm, cánh buồm trắng thâu gió vượt biển khơi như hồn người đang hướng tới tương lai tốt đẹp.

Câu 3: Văn học Việt Nam được chia thành những dòng văn học nào?

  • A. Văn học dân gian (sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng).
  • B. Văn học viết.
  • C. Văn học trữ tình.
  • D. Văn học dân gian (sáng tác và lưu truyền bằng phương thức truyền miệng) và văn học viết.

Câu 4: Những chi tiết như cơm ăn mãi không hết (Thạch Sanh), mâm thần chỉ cần gõ là sơn hào hải vị hiện ra (Chàng đốn củi và con tinh) hay cái nồi thần cứ gõ vào là gạo đầy nồi (Người câu cá trong ao trời)… thể hiện điều gì?

  • A. Nói lên nền văn minh lúa nước có từ lâu đời.
  • B. Nói lên ước mơ, khát khao về cuộc sống no đủ của cư dân nông nghiệp lúa nước.
  • C. Nói lên sự thiếu thốn về lương thực.
  • D. Nói lên sự phát triển của nền nông nghiệp.

Câu 5: Thúy Kiều báo ân với những ai?

  • A. Hoạn Thư, Bạc Bà, Thúc Sinh.
  • B. Thúc Sinh, mụ Quản gia, sư Giác Duyên.
  • C. Bạc Bà, Bạc Hạnh, Sở Khanh.
  • D. Thúc Sinh, Hoạn Thư.

Câu 6: Truyện Lục Vân Tiên có ảnh hướng đến sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân Nam Bộ dưới những hình thức nào?

  • A. Đối Lục Vân Tiên.
  • B. Kể thơ, nói thơ Vân Tiên.
  • C. Diễn chèo Vân Tiên.
  • D. Vè Vân Tiên.

Câu 7: Điển tích, điển cố được sử dụng trong văn bản của người Việt có nguồn gốc từ đâu?

  • A. Trung Quốc và từ văn học cổ nước ngoài.
  • B. Ấn Độ và từ văn học cổ trong nước.
  • C. Trung Quốc và từ văn học cổ trong nước.
  • D. Nhật Bản và từ văn học cổ nước ngoài.

Câu 8: Đâu là thông tin khôngchính xác về tác giả Bằng Việt?

  • A. Tên khai sinh là Nguyễn Bằng Việt.
  • B. Quê ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội.
  • C. Một số tập thơ tiêu biểu: Hương cây – Bếp lửa, Đất sau mưa, Bếp lửa – khoảng trời…
  • D. Thuộc thế hệ nhà văn trẻ được rèn luyện và trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Pháp.

Câu 9: Thời điểm sáng tác Mùa xuân nho nhỏ có điều gì đặc biệt?

  • A. Bài thơ được viết vào tháng 11/1980, thời điểm Thanh Hải đang bệnh nặng và chỉ mấy tuần sau ông qua đời.
  • B. Bài thơ được viết vào tháng 11/1975, khi đất nước ta đang sống trong hòa bình, tự do.
  • C. Bài thơ được viết vào năm 1972 khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra rất ác liệt.
  • D. Bài thơ được viết vào năm 1945, sau khi cách mạng tháng 8 thành công.

Câu 10: Tên tuổi của Nguyễn Tuân gắn liền với trào lưu văn học nào ở Việt Nam?

  • A. Văn học hiện thực những năm 40 của thế kỷ XX.
  • B. Văn học hiện sinh những năm 70 của thế kỷ XX.
  • C. Văn học lãng mạn những năm 40 của thế kỷ XX.
  • D. Văn học cách mạng những năm 50 của thế kỷ XX.

Câu 11: Bà Tú trong bài thơ Thương vợ là ai?

  • A. Dùng để chỉ vợ của Trần Tế Xương, do ông từng thi đỗ tú tài nên người ta thường gọi ông là Tú Xương, gọi vợ ông là bà Tú.
  • B. Dùng để chỉ tên gọi của vợ Trần Tế Xương.
  • C. Dùng để chỉ danh xưng dành cho người vợ thời xưa.
  • D. Là tên thật của vợ nhà thơ Trần Tế Xương.

Câu 12: Việc trích dẫn tài liệu có ý nghĩa quan trọng như thế nào với người đọc?

  • A. Người đọc có thể tin tưởng hoàn toàn vào tài liệu mình đang tìm hiểu. 
  • B. Người đọc có thể tìm ra tài liệu gốc.
  • C. Người đọc được cung cấp nhiều thông tin bổ ích.
  • D. Người đọc sẽ hiểu tài liệu mình đang đọc hơn.

Câu 13: Theo em, đâu là nhận xét đúng nhất về đặc trưng của thể truyền kì trong văn bản Dế chọi?

  • A. Kết cấu chặt chẽ, nhiều điển tích, điển cố.
  • B. Diễn biến bất ngờ và thú vị.
  • C. Li kì đầy chất quái dị hấp dẫn và giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo sâu sắc đã làm nên sức sống cho tác phẩm.
  • D. Tạo nên nhiều tình huống may rủi, phúc họa đan cài nhau.

Câu 14: Đâu là câu văn thể hiện đánh giá khách quan của người viết?

  • A. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
  • B. Vì cái đẹp văn chương theo chúng tôi là những tình cảm, những cảm giác mới lạ có sức trau dồi, tô điểm cho đời người và trao cho cuộc đời một ý nghĩa sâu, rộng. 
  • C. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn?
  • D. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện những tình cảm ta sẵn có; cuộc đời phù phiếm và chật hẹp của cá nhân vì văn chương mà trở nên thâm trầm và rộng rãi đến nghìn lần.

Câu 15: Thánh Tông di thảo gồm bao nhiêu truyện?

  • A. 19 truyện.
  • B. 20 truyện.
  • C. 19 truyện kí và một truyện phụ lục.
  • D. 19 truyện kí và phụ lục.

Câu 16: Văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh lấy cảm hứng từ tác phẩm nào?

  • A. Từ truyện truyền kì Sơn Tinh – Thủy Tinh.
  • B. Từ truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.
  • C. Tác giả tự sáng tạo ra nội dung.
  • D. Từ tập Liêu trai chí dị của Bồ Tùng Linh.

Câu 17: Vai trò nuôi dưỡng và hình thành nhân cách của thơ ca biểu hiện như thế nào?

  • A. Thơ ca truyền tải những bài học bằng tình cảm nên nó có tác dụng lay chuyển con người làm cho ta vươn tới cái chân, thiện, mĩ; có tác động cải tạo tư tưởng, đạo đức của con người.
  • B. Thơ ca là nơi đầu tiên bồi đắp cho con người những tình cảm lớn, những nhân cách tốt đẹp.
  • C. Thơ ca có sức lay động, có thể thay đổi tính cách, nhân cách của một con người.
  • D. Thơ ca là nơi duy nhất giúp ta học cách làm người và vươn đến những giá trị cao cả.

Câu 18: Nhân vật truyền kì trong Nam Xương nữ tử truyện gồm những ai?

  • A. Chỉ có con người là: Vũ Nương, Trương Sinh, bé Đản, người mẹ chồng.
  • B. Có con người và ma quỷ.
  • C. Có người phàm trần là gia đình Vũ Nương và Phan Lang, đức Linh Phi là thần linh.
  • D. Thần linh là Linh Phi, ma quỷ là Phan Lang và người phàm trần là gia đình Vũ Nương.

Câu 19: Vai trò của phương tiện phi ngôn ngữ là gì?

  • A. Trình bày thông tin một cách trực quan và làm nổi bật thông tin quan trọng.
  • B. Nhấn mạnh vào nội dung văn bản đang truyền tải.
  • C. Tạo sự lôi cuốn cho bài viết.
  • D. Tạo sự phong phú về mặt diễn đạt cho văn bản.

Câu 20: Hình ảnh chiếc bánh trôi đã được Hồ Xuân Hương miêu tả như thế nào?

  • A. Hồ Xuân Hương miêu tả chiếc bánh trôi theo trí tưởng tượng và óc sáng tạo của bản thân.
  • B. Hồ Xuân Hương đã miêu tả chân thực hình ảnh chiếc bánh trôi, không tô vẽ, khiến người đọc có thể dễ dàng hình dung ra chiếc bánh.
  • C. Hồ Xuân Hương đã dựa vào trải nghiệm cá nhân để tạo nên hình tượng chiếc bánh trôi có hồn.
  • D. Hồ Xuân Hương đã thổi hồn vào hình tượng chiếc bánh trôi khiến nó hiện ra thật đáng yêu.

Câu 21: Đâu là nhận xét đúng về ý nghĩa của di tích Ngọ Môn?

  • A. Biểu tượng cho tinh thần đoàn kết dân tộc.
  • B. Biểu tượng cho sự phồn thịnh của đất nước.
  • C. Biểu tượng cho kĩ thuật và trình độ xây dựng dưới thời nhà Nguyễn.
  • D. Biểu tượng cho tình cảm của người dân xứ Huế.

Câu 22: Vai trò của chi tiết loài voọc mông trắng được chọn làm biểu tượng của vườn Cúc Phương là gì?

  • A. Nhấn mạnh sự đặc biệt, độc đáo của vườn Cúc Phương mà không nơi nào khác trên thế giới có được.
  • B. Nhấn mạnh sự quý giá của loài voọc mông trắng.
  • C. Nhấn mạnh giá trị kinh tế của vườn Cúc Phương.
  • D. Nhấn mạnh sự phong phú về chủng loài ở vườn Cúc Phương.

Câu 23: Cách dẫn trực tiếp là gì?

  • A. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.
  • B. Là lời văn đặt trong dấu ngoặc kép.
  • C. Nhắc lại nguyên vẹn lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật, đặt trong dấu ngoặc kép.
  • D. Thuật lại có điều chỉnh cho phù hợp lời nói hay ý nghĩ của người hoặc nhân vật.

Câu 24: Văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn thuộc loại văn bản thông tin nào?

  • A. Giới thiệu một danh lam thắng cảnh.
  • B. Giới thiệu một nhân vật lịch sử.
  • C. Giới thiệu một di tích lịch sử,
  • D. Giới thiệu một sự kiện lịch sử.

Câu 25: Hình thức của bài phỏng vấn Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận là gì?

  • A. Phỏng vấn nhóm.
  • B. Phỏng vấn gián tiếp.
  • C. Phỏng vấn trực tiếp.
  • D. Phỏng vấn chi tiết.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác