Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 4)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Biện pháp điệp thanh là gì?
- A. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh trắc.
B. Được tạo nên bằng cách lặp lại thanh điệu (thường là cùng thuộc thanh bằng hay thanh trắc).
- C. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh bằng.
- D. Được tạo nên bằng cách sử dụng lặp lại một loại âm tiết là thanh ngang.
Câu 2: Bài thơ Quê hương viết bằng thể thơ nào?
A. Thể thơ tám chữ.
- B. Thể thơ bảy chữ.
- C. Thể thơ lục bát.
- D. Thể thơ song thất lục bát.
Câu 3: Văn học Viết Việt Nam gồm những bộ phận nào?
- A. Văn học chữ Hán và chữ Nôm.
- B. Văn học chữ Hán và chữ quốc ngữ.
C. Văn học chữ Nôm, chữ Hán và chữ quốc ngữ.
- D. Văn học chữ Hán.
Câu 4: Những vật thần kì như viên ngọc thần, nồi niêu thần, lọ nước thần, cái trống thần, mâm thần, cây thần, hoa thần… thể hiện điều gì trong bức tranh cuộc sống của người Việt xưa?
A. Cuộc sống của cư dân nông nghiệp lúa nước.
- B. Quan niệm vạn vật hữu linh.
- C. Thờ phụng mọi thứ xung quanh cuộc sống.
- D. Luôn tích trữ lương thực.
Câu 5: Vì sao Thúy Kiều lại báo ân Thúc Sinh?
- A. Vì Thúc Sinh đã cứu mạng Thúy Kiều khi nàng gặp nạn trên đường lưu lạc.
B. Vì Thúc Sinh đã từng cứu nàng khỏi trốn thanh lâu ngày trước.
- C. Vì Thúc Sinh từng cưới nàng về làm vợ.
- D. Vì Thúc Sinh đã cưu mang, cho nàng một mái ấm gia đình.
Câu 6: Theo em, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiếu là gì?
- A. Để tái hiện lại nhân vật lịch sử Lục Vân Tiên.
- B. Để kể về chính cuộc đời gian truân của ông.
- C. Để làm sống dậy một câu chuyện có thật ở quê hương ông.
D. Để truyền tải đạo lí, đạo đức cho con người quê hương.
Câu 7: Đâu không phải việc bà làm khi ở cùng với người cháu?
- A. Bà kể chuyện những ngày ở Huế.
- B. Bà bảo cháu nghe.
- C. Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học.
D. Bà cùng cháu đi thăm bố mẹ.
Câu 8: Tìm điển tích, điển cố trong hai câu thơ dưới đây:
Nhớ ơn chín chữ cao sâu,
Ba thu dọn lại một ngày dài ghê.
A. Chín chữ, ba thu.
- B. Một ngày dài ghê.
- C. Chín chữ cao sâu.
- D. Ba thu dọn lại.
Câu 9: Nguyễn Tuân khám phá con sông Đà ở góc độ nào?
- A. Góc độ địa lý.
- B. Góc độ lịch sử.
- C. Góc độ hội họa.
D. Góc độ thẩm mỹ.
Câu 10: Nhận xét về bút pháp nghệ thuật trong câu thơ Một bông hoa tím biếc?
A. Bút pháp chấm phá cùng điểm nhìn đặt vào một bông hoa nhỏ bé giữa dòng đã phần nào tạo nên điểm nhấn cho bức tranh.
- B. Bút pháp tả cảnh ngụ tình, ẩn chứa nỗi lòng nhiều tâm sự của tác giả.
- C. Bút pháp ước lệ tượng trưng làm nổi bật vẻ đẹp của cảnh vật trong mùa xuân.
- D. Sử dụng điển tích, điển cố tạo màu sắc cổ điển, trang nhã cho câu thơ.
Câu 11: Chúng ta có thể tìm kiếm tài liệu tham khảo ở đâu?
- A. Thư viện, nhà sách.
- B. Thư viện điện tử, website,…
- C. Tạp chí khoa học (giấy, điện tử…)
D. Thư viện, nhà sách, tạp chí khoa học (giấy, điện tử…), internet…
Câu 12: Nền tảng của gia đình bà Tú thay đổi từ khi nào?
A. Khi bước vào thời buổi Tây Tàu nhộn nhạo.
- B. Khi đất nước kết thúc chiến tranh.
- C. Sau ngày giải phóng miền Nam.
- D. Khi chế độ phong kiến hoàn toàn sụp đổ.
Câu 13: Đâu là một luận điểm trong văn bản Ý nghĩa văn chương?
- A. Nếu trong pho lịch sử loài người xoá các thi nhân, văn nhân và đồng thời trong tâm linh loài người xoá hết những dấu vết họ còn lưu lại thì cái cảnh tượng nghèo nàn sẽ đến bực nào!
- B. Vậy thì văn chương cứ làm trọn nhiệm vụ tự nhiên của nó cũng đã có ích rồi.
C. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn vật, muôn loài.
- D. Vũ trụ này tầm thường, chật hẹp, không đủ thỏa mãn mối tình cảm dồi dào của nhà văn.
Câu 14: Đâu là điển cố trong văn bản Dế chọi?
A. Ngọc báu liên thành.
- B. Phúc ấm.
- C. Trác dị.
- D. Giải xác thanh.
Câu 15: Văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh thuộc thể loại gì?
- A. Truyền kì.
- B. Truyện cổ tích.
- C. Thơ 7 chữ.
D. Truyền thuyết.
Câu 16: Đâu không phải là chi tiết kì ảo trong văn bản Ngư gia chí dị?
- A. Có thứ quây lượn như rồng, cũng có thứ chạy bon bon như ngựa, có thứ như lũ trẻ đua bốn, cũng có thứ như đàn gà chọi nhau. Tuy mỗi vật chỉ nhỏ bằng đầu ngón tay, mà vảy, sùng, lông, cánh, tai, mắt, chân, tay, con nào rõ ra con ấy.
- B. Hai gã đi sau, đi trước, tựa người nhưng không phải người, vảy rồng mồm giải, mặt thú thân xà, nổi chìm lên xuống nhanh như mây bay.
C. Đang khi lạy khẩn, nghe đồn nước biển dâng to. Chỗ nào cây nước đổ xuống là làng xóm sạch nhẵn. Mọi người cùng ra cổng xem, thấy sóng to cuồn cuộn tràn đến.
- D. Tức thì nàng hoá ra một con cá to, dài độ ngàn thước, mình lớn ước tới ba mươi quầng, nằm chắn chỗ ngọn nước tràn vào.
Câu 17: Vì sao thơ lại là “việc đầy lao lực”?
- A. Vì nhà thơ rất vất vả trong việc tìm kiếm nguồn cảm hứng để viết thơ.
- B. Vì viết thơ đòi hỏi rất nhiều kiến thức sâu rộng về nhiều lĩnh vực của cuộc sống.
C. Vì thơ là cô đọng, là hàm súc, là lời ít mà ý tứ sâu xa, vậy nên nhà thơ cần phải chắt lọc con chữ, chỉn chu trong từng lời thơ.
- D. Vì quy tắc, niêm luật trong thơ rất phức tạp, được quy định rất chặt chẽ buộc nhà thơ phải tuân theo khi sáng tác.
Câu 18: Vì sao sáng tạo lại là một yếu tố quan trọng trong quá trình sáng tác thơ ca?
- A. Vì nghệ thuật là sự thay thế, cái mới cần được tạo ra để hoàn toàn thay thế cái cũ.
B. Bản chất của nghệ thuật là sáng tạo, thơ ca cũng đòi hỏi nhà thơ phải in dấu tâm hồn, trí tuệ mình vào đó thật sâu sắc, càng cá thể, càng độc đáo, càng hay.
- C. Để bài thơ mang nét riêng và được nhiều người đọc chú ý đến hơn.
- D. Vì sáng tạo là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sức sống của một bài thơ trong lòng độc giả.
Câu 19: Nghĩa thứ hai của bài thơ nói về điều gì?
- A. Quá trình sinh thành của chiếc bánh trôi.
B. Nhan sắc, thân phận và phẩm chất của những người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.
- C. Phẩm chất và cuộc đời của những người phụ nữ.
- D. Đặc điểm hình dáng của chiếc bánh trôi.
Câu 20: Đâu là tên tiếng Anh đầy đủ của tổ chức UNICEF?
A. United Nations International Children’s Emergency Fund.
- B. United Nations Children’s Emergency Fund.
- C. United Nations International Children’s Emergency.
- D. United Nations International Children’s Fund.
Câu 21: Cách trình bày thông tin trong văn bản Vườn quốc gia Cúc Phương là gì?
- A. Theo trật tự thời gian.
- B. Theo trật tự không gian.
C. Theo cách phân loại đối tượng.
- D. Theo trật tự thời gian và không gian.
Câu 22: Công trình Ngọ Môn thể hiện phẩm chất nào của con người Việt Nam?
- A. Thông minh, nhanh nhẹn.
B. Sáng tạo, khéo léo và có tinh thần tự tôn dân tộc.
- C. Mạnh mẽ, sáng tạo.
- D. Cởi mở, khéo léo.
Câu 23: Việc sử dụng lời dẫn gián tiếp có vai trò như thế nào?
- A. Giúp cho diễn đạt trở nên sâu sắc, thuyết phục.
B. Giúp cho câu chuyện trở nên trôi chảy hơn và giúp độc giả dễ dàng hiểu được ý nghĩa của nhân vật.
- C. Giúp bài viết trở nên sinh động, hấp dẫn.
- D. Giúp bài viết thêm nổi tiếng, nhiều người đọc chú ý đến.
Câu 24: Bài phỏng vấn Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận đã phân biệt hệ thống câu hỏi và câu trả lời bằng cách nào?
- A. In nghiêng câu hỏi và in đậm câu trả lời.
- B. In nghiêng câu hỏi và câu trả lời.
- C. In đậm câu hỏi và câu trả lời.
D. In nghiêng câu hỏi, in nghiêng và in đậm danh xưng “phóng viên” và “Tiến sĩ Tống Trung Tín”.
Câu 25: Ý nghĩa lịch sử của cột cờ Thủ Ngữ là gì?
A. Là chứng nhân cho sự phát triển và lớn mạnh không ngừng của Sài Gòn xưa, Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay.
- B. Minh chứng cho sự phồn thịnh của Sài Gòn xưa.
- C. Là chứng nhân cho sự kiên cường của con người trong sóng gió, gian lao.
- D. Là minh chứng cho sự phát triển của kiến trúc và xây dựng ở Việt Nam.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận