Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đoạn thơ dưới đây sử dụng biện pháp tu từ điệp thanh gì?

Lam nhung ô! màu lưng chừng trời;

Xanh nhung ô!  Màu phơi nơi nơi.

Vàng phai nằm im ôm non gầy;

Chim yên neo mình ôm xương cây.

(Hoàng Hoa – Bích Khê)

  • A. Điệp thanh ngang.
  • B. Điệp thanh bằng.
  • C. Điệp thanh trắc.
  • D. Điệp cả thanh bằng lẫn thanh trắc.

Câu 2: Đâu không phải phương diện tổ chức tác phẩm thơ?

  • A. Sự lựa chọn thể thơ.
  • B. Sự sắp xếp các phần, các đoạn thơ theo một trình tự nhất định.
  • C. Sự triển khai mạch cảm xúc.
  • D. Sự phối hợp của tình huống truyện.

Câu 3: Văn học chữ Hán và chữ Nôm coi trọng điều gì?

  • A. Tính quy phạm, vẻ đẹp mực thước, cao nhã, ưa sử dụng điển tích, điển cố.
  • B. Đề cao cái đẹp độc đáo, muôn màu, muôn vẻ.
  • C. Đề cao cái tôi cá nhân, đề cao sự sáng tạo, vượt ra ngoài quy ước, khuôn phép.
  • D. Đề cao những chủ đề về tình yêu, tình cảm riêng tư, những khát vọng cá nhân.

Câu 4: Vì sao nhân vật lí tưởng kết hôn, lên ngôi thì vẫn bị thử thách ở hoàn cảnh, địa vị mới?

  • A. Vì dù là ông vua, là hoàng hậu thì vẫn thuộc về nhân dân.
  • B. Để câu chuyện thêm hấp dẫn, lôi cuốn.
  • C. Vì đó là mô-típ của truyện cổ tích thần kì.
  • D. Vì để mạch truyện được liền mạch.

Câu 5: Việc để Thúy Kiều báo oán Hoạn Thư đã thể hiện công lý nào của đời người?

  • A. Ở hiền gặp hiền, ở ác gặp ác.
  • B. Nhân quả báo ứng, làm điều ác không có ngày lành.
  • C. Có công mài sắt có ngày nên kim.
  • D. Đi đêm có ngày gặp ma.

Câu 6: “Kiến nghĩa bất vi” được Lục Vân Tiên nhắc đến là gì?

  • A. Thấy việc nghĩa mà không làm thì không phải là người có dũng khí là việc nghĩa được ghi trong sách Thánh hiền.
  • B. Thấy việc bất bình thì phải ra tay cứu giúp.
  • C. Thấy việc nguy hiểm thì không nên ra tay tránh tổn hại đến thân mình.
  • D. Thấy việc nguy hiểm thì nên tìm người đến giúp còn bản thân không nên tham dự để tránh hậu họa.

Câu 7: Câu thơ nào dưới đây chứa điển tích, điển cố?

  • A. Thúy Kiều là chị, em là Thúy Vân.
  • B. Mai cốt cách, tuyết tinh thần. 
  • C. Trăm năm trong cõi người ta.
  • D. Những điều trông thấy mà đau đớn lòng.

Câu 8: Bà dặn cháu viết thư với nội dung gì cho bố ở chiến khu?

  • A. Kể chuyện về việc giặc đốt làng.
  • B. Kể về việc hai bà cháu lên chiến khu thăm bố.
  • C. Không được kể này kể nọ, bảo nhà vẫn được bình yên.
  • D. Kể về những khó khăn, thiếu thốn của hai bà cháu.

Câu 9: Nhận xét về bức tranh thiên nhiên mùa xuân trong bài thơ Mùa xuân nho nhỏ?

  • A. Bức tranh mở ra với chiều rộng và chiều cao.
  • B. Bức tranh mở ra với chiều dài và chiều sâu, rất náo nhiệt.
  • C. Bức tranh mở ra với đủ cả chiều dài, chiều cao, chiều rộng và chiều sâu, rất yên tĩnh.
  • D. Bức tranh mở ra với chiều rộng và chiều sâu, rất yên tĩnh.

Câu 10: Tùy bút Sông Đà đã thể hiện sự thay đổi như thế nào trong quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân?

  • A. Tìm kiếm những vẻ đẹp vang bóng một thời, đang tàn lụi dần trong hiện tại.
  • B. Tập trung vào những vẻ đẹp mang tính nghệ thuật, những con người nghệ sĩ chân chính.
  • C. Từ việc tìm kiếm những vẻ đẹp vang bóng một thời, Nguyễn Tuân đã khai thác vẻ đẹp của con người và thiên nhiên ngay trong cuộc sống hiện tại.
  • D. Tìm kiếm và khai thác vẻ đẹp của thiên nhiên, đất trời Tây Bắc.

Câu 11: Đâu là cách trình bày vấn đề chủ quan trong những câu văn dưới đây?

  • A. Khi mà đô thị hóa đã làm ra cái cảnh phố nửa làng ở đất Vị Xuyên này, thì bà Tú cũng bị dạt theo cuộc sống bươn chải nhất thời để đợi chồng thành đạt.
  • B. Nó thật xứng đáng là cặp câu hay nhất của bài thơ.
  • C. Không còn được ở yên trong một mái nhà – dầu vất vả mà êm đềm thanh thản, bà Tú đã bị cái thời buổi ấy ném ra ngoài cuộc đời phiền tạp.
  • D. Và đó là một cái gánh éo leo Nuôi đủ năm con với một chồng.

Câu 12: Trích dẫn dưới đây thiếu thành phần nào?

Lã Nhâm Thìn – Vũ Thanh (Đồng chủ biên, 2016). Giáo trình Văn học Trung đại Việt Nam tập 2. 

  • A. Tên tác giả.
  • B. Nơi xuất bản.
  • C. Tên tài liệu.
  • D. Cơ quan xuất bản.

Câu 13: Đâu là thông tin đúng về tập Liêu Trai chí dị?

  • A. Gồm 500 truyện, khai thác cốt truyện từ truyện dân gian.
  • B. Bồ Tùng Linh phê phán thẳng thừng giai cấp thống trị của xã hội cũ.
  • C. Bồ Tùng Linh mượn chuyện thần tiên, ma quái, loài vật để phê phán mạnh mẽ nền chính trị và những thói hư tật xấu của xã hội Trung Quốc.
  • D. Liêu Trai chí dị được dịch ra hai thứ tiếng là tiếng Việt và tiếng Anh.

Câu 14: Nội dung chính của phần văn bản từ đầu đến “lòng vị tha” là gì?

  • A. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là sự sáng tạo.
  • B. Nguồn gốc của tình yêu thương.
  • C. Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người, lòng thương muôn loài, muôn vật.
  • D. Công dụng khám phá cái hay, cái đẹp của văn chương.

Câu 15: Tiếng hát trong nước mắt của Ngọa Vân ẩn chứa điều gì?

  • A. Tiếng hát của sự ai oán, khổ đau,
  • B. Tiếng hát thể hiện sự tức giận, phẫn uất.
  • C. Tiếng hát của sự hạnh phúc, vui mừng.
  • D. Tiếng hát của tình yêu, tình thương, của đạo lí và đức hi sinh.

Câu 16: Khi biết mình đến chậm hơn Sơn Tinh, Thủy Tinh đã làm gì?

  • A. Cưỡi lưng rồng hung hăng, muốn cướp lại Mị Nương.
  • B. Càng giương oai, niệm chú đất nẩy vù lên cao.
  • C. Ghen tức, hoa tay thần vẫy hùm, voi, báo.
  • D. Áo bào phất phơ nụ cười bay, chấp nhận ra về.

Câu 17: Ý nghĩa tên gọi Truyền kì mạn lục là gì?

  • A. Chép lại nguyên văn những truyện lưu truyền trong dân gian.
  • B. Ghi chép những sự kiện kì lạ trong lịch sử.
  • C. Ghi chép về những con người kì lạ trong dân gian.
  • D. Ghi chép tản mạn những truyện lạ.

Câu 18: Nguồn gốc sâu xa của thơ ca là từ đâu?

  • A. Từ tình yêu văn chương nghệ thuật của nhà thơ.
  • B. Từ vẻ đẹp cuộc sống.
  • C. Từ tâm hồn sâu thẳm của nhà thơ.
  • D. Từ những sự vật hiện tượng kì thú của tự nhiên.

Câu 19: Trong thực tế giao tiếp hàng ngày, chúng ta đã sử dụng những loại phương tiện phi ngôn ngữ nào?

  • A. Biểu đồ, sơ đồ.
  • B. Cử chỉ, ánh mắt, ngôn ngữ cơ thể.
  • C. Hình ảnh, áp phích.
  • D. Hình ảnh quảng cáo, âm thanh.

Câu 20: Chiếc bánh trôi trong bài thơ Bánh trôi nước có đặc điểm như thế nào?

  • A. Bánh trôi mang màu đỏ của gấc, có hình vuông nhỏ nhắn.
  • B. Chiếc bánh trôi đem lại niềm vui, miếng ngon trong ngày trọng đại của đời người là lễ thành hôn.
  • C. Nếu người làm bánh nhào bột nhiều nước quá thì bánh “rắn” (cứng), ít nước quá thì bánh “nát” (nhão).
  • D. Bánh có màu trắng của bột nếp, có hình tròn xinh xẻo, cái nhân đường bên trong vẫn ngòn ngọt tươi đỏ.

Câu 21: Văn bản Ngọ Môn được trình bày theo cấu trúc nào?

  • A. Từ giới thiệu tổng quan, khái quát đến giới thiệu chi tiết, cụ thể.
  • B. Từ những đánh giá khách quan đến những đánh giá chủ quan của người viết.
  • C. Từ những số liệu đến những hình ảnh trực quan.
  • D. Từ những giới thiệu chi, tiết cụ thể đến đánh giá tổng quan đối tượng.

Câu 22: Rừng nguyên sinh ở vườn quốc gia Cúc Phương là gì?

  • A. Là những cánh rừng được con người cải tạo, chăm sóc.
  • B. Là những cánh rừng mọc tự nhiên thời xa xưa, chưa hề bị chặt phá.
  • C. Là những cánh rừng được con người trồng và bảo tồn.
  • D. Là những cánh rừng chỉ toàn những loài cây quý hiếm, có giá trị kinh tế cao.

Câu 23: Việc trích dẫn có ý nghĩa gì?

  • A. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng.
  • B. Làm cho ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.
  • C. Giúp bài viết được nổi tiếng hơn, được nhiều người chú ý đến hơn.
  • D. Chứng tỏ việc nói có sách, mách có chứng và giúp ngôn ngữ giao tiếp được đậm đà, cụ thể.

Câu 24: Cuộc chiến đẫm máu nào đã diễn ra tại khu vực chân Cột cờ Thủ Ngữ?

  • A. Cuộc chiến giữa quân Anh với quân dân Nam Bộ để giành quyền treo cờ ở Cột cờ Thủ Ngữ.
  • B. Cuộc chiến giữa quân Pháp với quân dân Nam Bộ để giành quyền treo cờ ở Cột cờ Thủ Ngữ.
  • C. Cuộc chiến giữa quân tai sai của Pháp với quân dân Nam Bộ để giành quyền treo cờ ở Cột cờ Thủ Ngữ.
  • D. Cuộc chiến giữa quân tai sai của Pháp và quân Anh với quân dân Nam Bộ để giành quyền treo cờ ở Cột cờ Thủ Ngữ.

Câu 25: Ai là người được phỏng vấn trong bài Nhiều giá trị khảo cổ từ Hoàng thành Thăng Long cần được Unesco công nhận?

  • A. Phóng viên VOV thường trú tại Nhật Bản.
  • B. Tiến sĩ Tổng Trung Tín.
  • C. Đại diện Unesco.
  • D. Các nhà khảo cổ Việt Nam.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác