Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo học kì 1 (Phần 1)
Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 9 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 1 (Phần 1) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Đâu không phải cách chơi chữ thường gặp?
- A. Lối nói gần âm.
- B. Lối nói lái.
- C. Lối tách từ.
D. Lối nói khoa trương, phóng đại.
Câu 2: Văn bản văn học là gì?
A. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
- B. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
- C. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của tập thể nhà văn và đơn vị độc lập cơ bản của văn học.
- D. Là công trình nghệ thuật ngôn từ, kết quả của hoạt động sáng tác của cá nhân hoặc tập thể nhà văn.
Câu 3: Truyện thơ Nôm Thạch Sanh dựa theo nguyên mẫu của tác phẩm nào?
- A. Truyền thuyết Thạch Sanh.
B. Truyện cổ tích Thạch Sanh.
- C. Tiểu thuyết Thạch Sanh.
- D. Truyện truyền kì Thạch Sanh.
Câu 4: Truyện cổ tích được chia làm những tiểu loại nào?
A. Cổ tích loài vật, cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.
- B. Cổ tích loài vật và cổ tích sinh hoạt.
- C. Cổ tích thần kì và cổ tích sinh hoạt.
- D. Cổ tích loài vật và cổ tích thần kì.
Câu 5: Đâu không phải giá trị nghệ thuật của đoạn trích Thúy Kiều báo ân, báo oán?
- A. Đoạn trích có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa yếu tố tự sự và miêu tả.
- B. Xây dựng nhân vật qua ngôn ngữ đối thoại, đặc biệt là hai nhân vật Thúy Kiều và Hoạn Thư.
- C. Miêu tả tâm lí nhân vật uyển chuyển, giúp người đọc hiểu thêm về tính cách nhân vật.
D. Sử dụng nhiều hình ảnh ước lệ tượng trưng.
Câu 6: Đâu là thông tin đúng về tác giả Nguyễn Đình Chiểu?
- A. Quê gốc tại làng Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình.
- B. Trên đường lên kinh thành tham dự kì thi tú tài, ông ốm nặng, bị mù cả hai mắt.
C. Là tấm gương mẫu mực của nghị lực sống phi thường, khí tiết thanh cao và lòng yêu nước tha thiết, mãnh liệt.
- D. Tác phẩm duy nhất trong sự nghiệp sáng tác của ông là Truyện Lục Vân Tiên.
Câu 7: Phần bình luận của Sơn Nam Thúc đặt ở cuối truyện có tác dụng gì?
A. Đảm bảo tính khách quan cho giọng điệu kể chuyện.
- B. Giúp giọng điệu kể thêm phong phú.
- C. Tạo sức lôi cuốn, sâu sắc cho truyện.
- D. Tăng dung lượng cho câu chuyện.
Câu 8: Nhận xét nào sau đây đúng nhất với điển tích, điển cố?
- A. Điển tích, điển cố thường là những câu dài, với tác dụng để làm phong phú nội dung biểu đạt.
- B. Thường được sử dụng để giúp tác phẩm thêm bác học, triết lý.
C. Chỉ gói gọn trong một vài từ, nhưng vẫn có thể biểu đạt một nội dung phong phú, dẫn đến tính chất của điển cố là gợi mở và kích thích sự liên tưởng của độc giả.
- D. Giúp đọc giả hiểu hơn chủ đề mà tác giả muốn đề cập đến.
Câu 9: Điệp từ trăm trong câu hai câu thơ dưới đây có ý nghĩa gì?
Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
- A. Sự bôn ba, vất vả của người cháu khi lớn lên.
B. Mở ra một thế giới rộng lớn với bao điều kì diệu, mới mẻ.
- C. Sự thay đổi, di chuyển chỗ ở của người cháu.
- D. Sự đổi khác của xóm làng.
Câu 10: Bài thơ Mùa xuân nho nhỏ được viết bằng thể thơ nào?
- A. Tự do.
B. Năm chữ.
- C. Bảy chữ.
- D. Lục bát.
Câu 11: Đâu là nhận xét về phong cách của nhà văn Nguyễn Tuân?
A. Tài hoa, uyên bác.
- B. Trữ tình, chính trị.
- C. Tài hoa, chính luận.
- D. Trữ tình, chính luận.
Câu 12: Cần làm gì để tạo nên sức thuyết phục của văn bản nghị luận trong cách trình bày vấn đề?
- A. Cần trình bày một cách khách quan.
- B. Cần trình bày một cách chủ quan.
- C. Trình bày một cách mạch lạc, sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành.
D. Cần kết hợp cả cách trình bày khách quan và cách trình bày chủ quan.
Câu 13: Đâu không phải là lỗi đạo văn mà người viết có thể mắc phải?
- A. Sử dụng đoạn văn, thông tin, số liệu, hình ảnh từ tác phẩm của người khác đưa vào tác phẩm của mình mà không chỉ dẫn đầy đủ nguồn gốc tác phẩm được trích dẫn.
B. Cung cấp chính xác thông tin về tác giả, nguồn của thông tin được trích dẫn.
- C. Diễn giải đoạn văn, nội dung trong tác phẩm của người khác bằng ngôn ngữ của mình hoặc tóm tắt nội dung các tác phẩm của người khác mà không dẫn nguồn đầy đủ.
- D. Chiếm đoạt tác phẩm của người khác và trình bày như tác phẩm của mình.
Câu 14: Tác giả của văn bản Dế chọi là ai?
- A. Nguyễn Dữ.
B. Bồ Tùng Linh.
- C. Bà Huyện Thanh Quan.
- D. Đoàn Thị Điểm.
Câu 15: Nhiệm vụ của văn chương là gì?
- A. Mưu cầu sự sống, bỏ qua bao nhiêu cảnh đẹp, bao nhiêu hiện tượng li kì.
- B. Mượn câu văn, tiếng hát làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm.
C. Vén tấm màn đen của cảnh trời và lòng người để tìm ra những cái hay, cái đẹp, cái lạ trong đó rồi mượn câu văn, tiếng hát làm cho người ta cùng nghe, cùng thấy, cùng cảm.
- D. Truy tìm cái hay, cái đẹp trong nội tâm con người.
Câu 16: Theo em, nhà thơ có đang quá ưu ái cho nhân vật Sơn Tinh hay không?
- A. Nhà thơ đang ưu ái cho nhân vật Sơn Tinh khi luôn dành chiến thắng trong mọi trận chiến.
- B. Nhà thơ đang ưu ái cho nhân vật Sơn Tinh vì luôn miêu tả khí thế hào hùng: giương oai, mặc áo bào với nụ cười chiến thắng.
C. Nhà thơ không hề ưu ái hơn cho Sơn Tinh, bởi khi miêu tả sự xuất hiện của Thủy Tinh cũng rất oai phong, lẫm liệt, và tác giả còn xây dựng hình tượng Thủy Tinh vì yêu mà sinh lòng ghen, càng làm cho hình tượng nhân vật thêm ấn tượng.
- D. Nhà thơ không hề ưu ái hơn cho Sơn Tinh, nhà thơ giữ nguyên như trong truyền thuyết.
Câu 17: Truyện truyền kì là gì?
- A. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại do các tác giả Việt Nam sáng tạo ra.
B. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại, phản ánh hiện thực qua yếu tố kì lạ, hoang đường, có nguồn gốc từ Trung Hoa.
- C. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại chỉ bao gồm các yếu tố hoang đường, kì lạ.
- D. Là một thể loại văn xuôi tự sự thời trung đại được viết bằng chữ Nôm.
Câu 18: Có thể hiểu tâm nguyện “trung thực sống cho thơ” của Ra-xun Gam-da-tốp là gì?
A. Ra-xun Gam-da-tốp coi thơ là mục tiêu quan trọng của cuộc đời, chân thật giãi bày cảm xúc vào thơ, thông quan thơ để thể hiện niềm trung thực của bản thân với cuộc đời.
- B. Ra-xun Gam-da-tốp muốn phản ánh thực tế trần trụi của hiện thực cuộc sống vào thơ.
- C. Ra-xun Gam-da-tốp muốn kể chuyện về cuộc đời ông bằng thơ ca.
- D. Ra-xun Gam-da-tốp muốn tái hiện góc nhìn của ông về thế giới xung quanh vào những câu thơ.
Câu 19: Vì sao trong phương tiện phi ngôn ngữ trên, các đường chỉ dẫn có cả nét liền và nét đứt?
- A. Để cho sinh động, đẹp mắt.
B. Để phân biệt đường ô tô và đường đi bộ.
- C. Để người xem không bị rối mắt khi quan sát sơ đồ.
- D. Để phân biệt các địa điểm với nhau.
Câu 20: Đâu là từ ngữ thể hiện cách trình bày vấn đề khách quan của người viết?
- A. Hai từ “rắn”, “nát”… đọc lên nghe thật tội nghiệp, thân phận con người ngỡ như một vật dụng nhỏ nhơi, tầm thường nhất.
- B. Ta có thể diễn xuôi cặp câu đó thế này được chăng: Mặc dầu cuộc đời em rắn nát, phụ thuộc tay kẻ nặn, mà em vẫn giữ tấm lòng son sắt, thuỷ chung...
- C. Bài Bánh trôi nước là áng văn chương đa nghĩa thật đáng nhớ, đáng trân trọng.
D. Chỉ bốn câu thơ, hai mươi tám chữ, ngôn ngữ bình dị, chủ yếu là thuần Việt, bài thơ Bánh trôi nước đã cho thấy vẻ xinh đẹp, phẩm chất trong trắng son sắt, cùng thân phận chìm nổi của người phụ nữ Việt Nam xưa một cách sâu sắc.
Câu 21: Ngọ Môn là công trình kiến trúc của triều đại nào?
A. Triều Nguyễn.
- B. Triều Lý.
- C. Triều Trần.
- D. Triều Hồ.
Câu 22: Vườn quốc gia Cúc Phương được thành lập ngày nào?
A. 7/7/1962.
- B. 7/8/1962.
- C. 7/9/1962.
- D. 7/10/1962.
Câu 23: Trong đoạn trích dưới đây, phần in đậm là lời nói của nhân vật hay lời dẫn được thuật lại?
Nhưng chớ hiểu lầm rằng Bác sống khắc khổ theo lối nhà tu hành, thanh tao theo kiểu nhà hiền triết ẩn dật.
- A. Vừa là lời nói của nhân vật, vừa là lời dẫn được thuật lại.
- B. Chỉ là một câu văn trần thuật.
- C. Là ý nghĩ của nhân vật.
D. Là lời dẫn được thuật lại.
Câu 24: Phần in đậm đầu văn bản Cột cờ Thủ Ngữ - di tích cổ bên sông Sài Gòn có nội dung chính là gì?
- A. Nêu lịch sử hình thành của cột cờ Thủ Ngữ.
B. Nêu vị trị địa lý của cột cờ Thủ Ngữ.
- C. Nêu khái quát kiến trúc của cột cờ Thủ Ngữ.
- D. Nêu lí do xây dựng cột cờ Thủ Ngữ.
Câu 25: Có những loại bài phỏng vấn nào chia theo phương pháp phỏng vấn?
- A. Bài phỏng vấn cá nhân và bài phỏng vấn doanh nghiệp.
- B. Bài phỏng vấn cá nhân và bài phỏng vấn tập thể.
C. Bài phỏng vấn cá nhân và bài phỏng vấn nhóm.
- D. Bài phỏng vấn cộng đồng và bài phỏng vấn doanh nghiệp.
Giải bài tập những môn khác
Môn học lớp 9 KNTT
5 phút giải toán 9 KNTT
5 phút soạn bài văn 9 KNTT
Văn mẫu 9 kết nối tri thức
5 phút giải KHTN 9 KNTT
5 phút giải lịch sử 9 KNTT
5 phút giải địa lí 9 KNTT
5 phút giải hướng nghiệp 9 KNTT
5 phút giải lắp mạng điện 9 KNTT
5 phút giải trồng trọt 9 KNTT
5 phút giải CN thực phẩm 9 KNTT
5 phút giải tin học 9 KNTT
5 phút giải GDCD 9 KNTT
5 phút giải HĐTN 9 KNTT
Môn học lớp 9 CTST
5 phút giải toán 9 CTST
5 phút soạn bài văn 9 CTST
Văn mẫu 9 chân trời sáng tạo
5 phút giải KHTN 9 CTST
5 phút giải lịch sử 9 CTST
5 phút giải địa lí 9 CTST
5 phút giải hướng nghiệp 9 CTST
5 phút giải lắp mạng điện 9 CTST
5 phút giải cắt may 9 CTST
5 phút giải nông nghiệp 9 CTST
5 phút giải tin học 9 CTST
5 phút giải GDCD 9 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 1 CTST
5 phút giải HĐTN 9 bản 2 CTST
Môn học lớp 9 cánh diều
5 phút giải toán 9 CD
5 phút soạn bài văn 9 CD
Văn mẫu 9 cánh diều
5 phút giải KHTN 9 CD
5 phút giải lịch sử 9 CD
5 phút giải địa lí 9 CD
5 phút giải hướng nghiệp 9 CD
5 phút giải lắp mạng điện 9 CD
5 phút giải trồng trọt 9 CD
5 phút giải CN thực phẩm 9 CD
5 phút giải tin học 9 CD
5 phút giải GDCD 9 CD
5 phút giải HĐTN 9 CD
Trắc nghiệm 9 Kết nối tri thức
Trắc nghiệm 9 Chân trời sáng tạo
Trắc nghiệm 9 Cánh diều
Tài liệu lớp 9
Văn mẫu lớp 9
Đề thi lên 10 Toán
Đề thi môn Hóa 9
Đề thi môn Địa lớp 9
Đề thi môn vật lí 9
Tập bản đồ địa lí 9
Ôn toán 9 lên 10
Ôn Ngữ văn 9 lên 10
Ôn Tiếng Anh 9 lên 10
Đề thi lên 10 chuyên Toán
Chuyên đề ôn tập Hóa 9
Chuyên đề ôn tập Sử lớp 9
Chuyên đề toán 9
Chuyên đề Địa Lý 9
Phát triển năng lực toán 9 tập 1
Bài tập phát triển năng lực toán 9
Bình luận