Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều học kì 1 (Phần 4)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 4) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Bài văn tế thường có bố cục gồm những phần nào?

  • A. Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết
  • B. Đề, lung khởi, ai vãn, kết
  • C. Đề, thích thực, ai vãn, kết
  • D. Lung khởi, thích thực, luận, kết

Câu 2: Bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng còn có tên khác nào trong các tên sau đây?

  • A. Lên Tây Tiến
  • B. Nhớ Tây Tiến
  • C. Tây Tiến ơi!
  • D. Tây Tiến kỉ niệm

Câu 3: Câu nào sau đây không phù hợp trong một văn bản thể hiện sự trang trọng, lịch sự?

  • A. Chúng tôi trân trọng thông báo.
  • B. Kính mong thầy cô xem xét.
  • C. Rất mong nhận được sự thông cảm của quý vị.
  • D. Tranh thủ làm giúp nốt bài tập giúp tao nhé

Câu 4: Tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại ra lệnh cho Đại đoàn 308 tiến quân về hướng Luông Pha Băng?

  • A. Để thu hút quân địch về hướng này và giảm sức ép cho Điện Biên Phủ.
  • B. Để chuẩn bị cho chiến dịch tiếp theo sau Điện Biên Phủ.
  • C. Để hỗ trợ các hoạt động của quân ta ở Thượng Lào.
  • D. Để đánh lạc hướng quân địch và giữ bí mật cho kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ.

Câu 5: Các hình phạt mà Diêm Vương và trời đất áp dụng để trừng trị tên giặc phương Bắc có ý nghĩa sâu xa, gắn với triết lí, quan niệm của người phương Đông. Dòng nào dưới đây giải thích chưa đúng ý nghĩa của chi tiết nghệ thuật?

  • A. Lấy lồng sắt chụp vào đầu chứng tỏ lưới trời lồng lộng, thưa mà khó thoát, trước khi chết phải chịu quằn quại, đau đớn một cách đáng đời.
  • B. Khẩu gỗ nhét vào miệng là làm cho “cấm khẩu”, tiệt nọc thói ngụy tạo, lừa dối xấu xa.
  • C. Bỏ [...] vào ngục Cửu U là đày cho vào ngục tối chín tầng để vĩnh viễn không được thấy ánh sáng.
  • D. Ngôi mộ [...] tự dưng thấy bị bật tung lên, hài cốt tan tành ra như cám là nỗi bất hạnh ghê gớm nhất: chết rồi còn bị phanh thấy.

Câu 6: Quan điểm của thuyền trưởng Quân về hợp tác xã là gì?

  • A. Hợp tác xã là cần thiết cho sự phát triển.
  • B. Hợp tác xã là trái tự nhiên và kìm hãm sự phát triển.
  • C. Hợp tác xã cần được cải tiến.
  • D. Hợp tác xã nên được mở rộng.

Câu 7: Trong phần 2 của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, theo tác giả, điều gì đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ của mình?

  • A. Bệnh tật.
  • B. Nghèo đói.
  • C. Chiến tranh.
  • D. Thất tình.

Câu 8: Khu vực đáng sợ nhất trong thung lũng có tên là gì?

  • A.  Hang Cọp.
  • B.  Hang Thung Lũng.
  • C.  Hõm Chết.
  • D.  Tử Thần.

Câu 9: Tại sao người chồng lại đưa vợ từ dưới thuyền lên bờ rồi mới đánh?

  • A. Vì người chồng không muốn các con nhìn thấy.
  • B. Vì người chồng sợ các con can thiệp.
  • C. Vì người đàn bà không nỡ để các con chứng kiến cảnh mình bị đánh.
  • D. Vì người vợ thấy sắp bị đánh nên bỏ trốn lên bờ.

Câu 10: Theo văn bản Khúc Tráng ca nhà giàn, Cục Công binh được thành lập vào ngày nào?

  • A. 25-3-1945.
  • B. 25-3-1946.
  • C. 25-3-1947.
  • D. 25-3-1948.

Câu 11: Câu nào sau đây không phải là cách diễn đạt trang trọng?

  • A. Trân trọng kính mời.
  • B. Rất hân hạnh được đón tiếp.
  • C. Xin phép được trình bày.
  • D. Nhờ xem hộ cái này với.

Câu 12: Trường hợp nào sau đây người nói nên sử dụng ngôn ngữ trang trọng?

  • A. Khi nhờ bạn thân của mình giải thích cho mình một bài tập nào đó.
  • B. Khi viết thư cho bố đi làm ở xa.
  • C. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc thi hùng biện tại trường.
  • D. Khi chào hỏi bạn thân của mình.

Câu 13: Trong bài thơ, "ta" và "mình" thể hiện điều gì?

  • A. Hai nhân vật có thể chuyển hóa lẫn nhau.
  • B. Hai nhân vật hoàn toàn tách biệt.
  • C. Hai nhân vật luôn đối lập.
  • D. Hai nhân vật không liên quan đến nhau.

Câu 14: Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
  • B. Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lích sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
  • C. Trong những năm tháng chiến đấu ở Việt Bắc năm 1954.
  • D. Khi tác giả Tố Hữu rời Việt chuyển sang đơn vị khác công tác mới.

Câu 15: Theo tác giả, vai trò của văn nghệ sĩ được ví như gì?

  • A. Người lãnh đạo.
  • B. Người giáo viên.
  • C. Cán bộ quản lý đặc biệt.
  • D. Nhà khoa học.

Câu 16: Câu nào trong bài thơ “Lưu biệt khi xuất dương” cho thấy Phan Bội Châu đã hoàn toàn đoạn tuyệt với những tư tưởng xưa cũ?

  • A. Há đế càn khôn tự chuyên dời.
  • B. Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài,
  • C. Muốn vượt bể Đông theo cánh gió.
  • D. Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi.

Câu 17: Câu văn nào thể hiện tinh thần chiến đấu bền bỉ của nghĩa sĩ Cần Giuộc ngay cả khi họ đã hi sinh?

  • A. Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia; sống thờ vua, thác cũng thờ vua, lời dụ dạy đã rành rành, một chữ ấm đủ đền công đó.
  • B. Chùa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăng rằm; đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.
  • C. Thà thác mà đặng câu địch khái, về theo tổ phụ cũng vinh; hơn còn mà chịu chữ đầu Tây, ở với man di rất khổ.
  • D. Một chắc sa trường rằng chữ hạnh, nào hay da ngựa bọc thây; trăm năm âm phủ ấy chữ quy, nào đợi gươm hùm treo mộ.

Câu 18: Đoạn trích Mùa hè ở biển được trích trong vở kịch nào?

  • A. Mùa hè ở biển.
  • B. Nửa ngày về chiều.
  • C. Đợi đến mùa xuân.
  • D. Quê hương Việt Nam.

Câu 19: Để sửa lỗi câu mơ hồ bạn cần làm gì?

  • A. Phải xác định được ý cần biểu đạt.
  • B. Đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • C. Đầu tiên bạn nên xác định ý cần biểu đạt sau đó đọc lại câu để biết cần thêm từ ngữ hay dấu câu vào vị trí nào nhằm biểu đạt đúng ý đã xác định.
  • D. Cần nắm bắt được ý của người viết.

Câu 20: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu:

“Xuân đương tới nghĩa là xương đương qua

Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già

Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất

Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật,

Không cho dài thời trẻ của nhân gian.”

  • A. Thể hiện sự cuống quýt say mê của tác giả với mùa xuân.
  • B. Thể hiện tình yêu thiên nhiên của Xuân Diệu.
  • C. Thể hiện sự luyến tiếc, si mê muốn níu kéo thời gian của nhà thơ.
  • D. Thể hiện sự bối rối của Xuân Diệu trước vẻ đẹp của mùa xuân.

Câu 21: Khlét-xta-cốp nhận xét thế nào về viện trưởng viện tế bần?

  • A. Là một con lợn chính cống đội mũ nồi.
  • B. Một con sâu rượu chính cống.
  • C. Một kẻ hoang dâm vô độ.
  • D. Như một kẻ gác cổng chính cống.

Câu 22: Trong quá trình toàn cầu hóa, điều gì không được đề cập như một cơ hội tốt về mặt văn hóa?

  • A. Tăng tính hiện đại của văn hóa.
  • B. Mở rộng giá trị nhân văn - dân chủ - quốc tế.
  • C. Tiếp thu tính công nghiệp, khoa học, kỷ cương.
  • D. Bảo tồn nguyên vẹn các giá trị truyền thống.

Câu 23: Tình huống kịch trong đoạn trích Thực thi công lí là gì?

  • A. Ba-sa-ni-ô cầu hôn Poóc-xi-a.
  • B. Sai-lốc kiện An-tô-ni-ô ra tòa để thực hiện hình phạt lấy một lượng thịt từ cơ thể An-tô-ni-ô. Poóc-xi-a yêu cầu Sai-lốc khoan hồng nhưng Sai-lốc không đồng ý; yêu cầu thực thi công lý và theo đúng quy định pháp luật.
  • C. Poóc-xi-a cải trang thành nam và đến phiên tòa để cứu Antonio.
  • D. An-tô-ni-ô mất hết tài sản vì những chiếc thuyền buôn gặp nạn.

Câu 24: Yếu tố nào sau đây chi phối tới nội dung của bài thơ “Tây Tiến”?

  • A. Tây tiến là đơn vị quân đội thành lập năm 1947 mà chiến sĩ phần đông là thanh niên Hà Nội.
  • B. Địa bàn hoạt động của đơn vị Tây Tiến là biên giới Việt - Lào.
  • C. Lính Tây Tiến chiến đấu trong hoàn cảnh hết sức gian khổ thiếu thốn.
  • D. Quang Dũng đã làm đại đội trưởng ở đơn vị Tây Tiến rồi chuyển sang đơn vị khác.

Câu 25: Khi sử dụng phần mềm có bản quyền trong nghiên cứu, điều nào sau đây là đúng?

  • A. Bạn có thể tự do chia sẻ phần mềm với đồng nghiệp nếu họ cũng đang làm nghiên cứu.
  • B. Bạn chỉ nên sử dụng phần mềm theo đúng điều khoản của giấy phép.
  • C. Bạn có thể sử dụng phiên bản crack miễn là không kiếm lợi nhuận từ nghiên cứu.
  • D. Bạn không cần đề cập đến việc sử dụng phần mềm trong phương pháp nghiên cứu.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác