Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều học kì 1 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tác phẩm Muối của rừng thuộc thể loại gì?

  • A. Nghị luận
  • B. Thuyết minh
  • C. Truyện ngắn
  • D. Phê bình văn học

Câu 2: Nội dung chính của đoạn trích dưới đây:

Tử Văn vâng lời. Đến đêm, bệnh càng nặng thêm, rồi thấy hai tên quỷ sứ đến bắt đi rất gấp, kéo ra ngoài thành về phía đông. Đi độ nửa ngày đến một tòa nhà rất lớn, xung quanh có thành sắt cao vọi đến mấy chục trượng…

Tử Văn vui vẻ nhận lời, bèn thu xếp việc nhà, rồi không bệnh mà mất.

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ)

  • A. Ngô Tử Văn và hành động đốt đền
  • B. Tử Văn gặp hồn ma tên bách hộ họ Thôi và thổ thần
  • C. Tử Văn bị bắt và cuộc đối chất ở Minh ti trước Diêm Vương
  • D. Tử Văn thắng lợi trở về, nhận chức phán sự đền Tản Viên

Câu 3: Đoạn trích “Quan thanh tra” thuộc hồi thứ mấy?

  • A. 2
  • B. 3
  • C. 4
  • D. 5

Câu 4: Căn cứ vào nội dung có thể chia bài thơ làm mấy phần?

  • A. Hai phần.
  • B. Ba phần.
  • C. Bốn phần.
  • D. Năm phần.

Câu 5: Dòng nào dưới đây nói đúng hoàn cảnh ra đời hài thơ “Xuất dương lưu biệt” của Phan Bội Châu?

  • A. Phan Bội Châu viết bài thơ này từ biệt bạn bè, đồng chí khi ông chuẩn bị lên đường sang Nhật.
  • B. Phan Bội Châu từ biệt một số bằng hữu Trung Quốc, khi bị Pháp bắt ở Thượng Hải và đưa về nước xét xử.
  • C. Phan Bội Châu từ biệt bạn bè ở Trung Kì ra Bắc để chuẩn bị thành lập Duy Tân hội.
  • D. Phan Bội Châu từ biệt lúc đưa Cường Để lên đường sang Nhật.

Câu 6: Đặc điểm nào sau đây không phải của ngôn ngữ thân mật?

  • A. Sử dụng nhiều từ ngữ địa phương.
  • B. Có thể bỏ qua một số quy tắc ngữ pháp.
  • C. Sử dụng những câu nói hài hước, trêu đùa.
  • D. Luôn tuân thủ quy tắc ngữ pháp chặt chẽ.

Câu 7: Lời giới thiệu nào về lính Tây Tiến là cụ thể và chính xác nhất?

  • A. Lính Tây Tiến là nông dân ở khắp mọi miền.
  • B. Lính Tây Tiến là thanh niên Hà Nội.
  • C. Lính Tây Tiến phần đông là thanh niên Hà Nội, trong đó có nhiều học sinh, sinh viên tri thức.
  • D. Lính Tây Tiến là học sinh trí thức.

Câu 8: Xác định nghịch ngữ trong câu sau: Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn, nó giơ quả đấm chào loài người, nhẩy xuống đấy, lên xe hơi.

  • A. Như một bậc vĩ nhân nhũn nhặn
  • B. Nó giơ quả đấm chào loài người
  • C. Nhẩy xuống đấy 
  • D. Lên xe hơi.

Câu 9: Ngoài việc nói đúng sự thật, một tác phẩm nghệ thuật cần có gì?

  • A. Trong sáng tác nghệ thuật, cùng với sự khẳng định sự thật, nhất thiết phải có nhiều trang sách.
  • B. Trong sáng tác nghệ thuật, cùng với sự khẳng định sự thật, nhất thiết phải có ngôn ngữ phức tạp.
  • C. Trong sáng tác nghệ thuật, cùng với sự khẳng định sự thật, nhất thiết phải có những phát hiện nghệ thuật.
  • D. Trong sáng tác nghệ thuật, cùng với sự khẳng định sự thật, nhất thiết phải có nhiều nhân vật.

Câu 10: Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là?

  • A. Nằm trong phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến).
  • B. Nằm trong phần đầu của tác phẩm (gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc).
  • C. Nằm trong giữa tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến).
  • D. Nằm trong phần cuối tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến).

Câu 11: Khi đứng trước tấm ảnh đen trắng, Phùng vẫn thấy hiện lên cái màu hồng hồng của ánh sương mai, hình ảnh người đàn bà hàng chài. Qua chi tiết này, tác giả Nguyễn Minh Châu muốn gửi gắm điều gì?

  • A. Muốn có ảnh đẹp phải dành nhiều thời gian, tâm huyết.
  • B. Nghệ thuật phải thoát li khỏi đời sống tầm thường.
  • C. Nghệ thuật phải bắt nguồn từ hiện thực đời sống.
  • D. Nghệ thuật bắt đầu từ những cái nhỏ nhất đó là tình yêu.

Câu 12: Mục đích của tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" là:

  • A. Tưởng nhớ công ơn của những người nông dân đã anh dũng đứng lên chống giặc.
  • B. Tưởng nhớ công ơn của những người binh lính đã triều đình đã anh dũng đứng lên chống giặc.
  • C. Tố cáo tội ác của quân giặc.
  • D. Nỗi niềm đau đáu khi giặc chưa sạch thì quân lính đã hi sinh hết.

Câu 13: Khi nào không cần phải trích dẫn nguồn trong bài viết học thuật?

  • A. Khi sử dụng ý tưởng của người khác.
  • B. Khi sử dụng dữ liệu từ nguồn khác.
  • C. Khi sử dụng lời nói trực tiếp từ tác phẩm khác.
  • D. Khi diễn đạt lại ý nghĩa theo cách hiểu của bản thân.

Câu 14: Khi miêu tả không khí sôi nổi của sinh hoạt cách mạng và chiến đấu, thơ Tố Hữu được đánh giá là như thế nào?

  • A. Đằm thắm như ca dao.
  • B. Buồn bã, ảm đạm.
  • C. Náo nức, trầm hùng.
  • D. Nhẹ nhàng, êm ái.

Câu 15: Văn bản Thực thi công lí được được trích trong vở hài kịch nào của Uy-li-am Sếch-xpia?

  • A. Hài kịch của những hiểu lầm.
  • B. Hai chàng ở thành Veron.
  • C. Đêm thứ mười hai.
  • D. Người lái buôn thành Vơ-ni-dơ.

Câu 16: Hành động của con khỉ cái sau khi khỉ đực bị bắn hạ là gì?

  • A.  Nó hoảng loạn khiếp sợ nhưng vẫn cố đến gần nâng khỉ đực dậy.
  • B.  Nó sợ hãi và bỏ trốn thật nhanh.
  • C.  Nó vẫn ôm theo khỉ con để chạy.
  • D.  Nó vẫn điềm nhiên nhìn ông Diểu ánh mắt thù hận.

Câu 17: Ở đoạn mở đầu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn dắt người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử Văn đốt đền.

Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?

  • A. Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.
  • B. Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.
  • C. Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc.
  • D. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ dòng đầu.

Câu 18: Theo nhà báo Thái Bảo, điều gì chưa thật khách quan trong cách hiểu về giao lưu văn hóa hiện nay?

  • A. Chỉ nhấn mạnh mặt tích cực.
  • B. Chỉ phê phán mặt tiêu cực.
  • C. Phê phán tiêu cực nhiều hơn, ít nhấn mạnh tích cực.
  • D. Không đề cập đến giao lưu văn hóa.

Câu 19: Theo văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, tác đã miêu tả điều gì đã được "tưới xuống những rặng san hô Ba Kè"?

  • A. Nước biển đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.
  • B. Máu của lính thủy Việt đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.
  • C. Dầu mỏ đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.
  • D. Mồ hôi đã tưới xuống những rặng rặng san hô Ba Kè.

Câu 20: Trong giấc mơ, tác giả thường mơ về điều gì?

  • A. Chiến thắng kẻ thù.
  • B. Trở về Hà Nội, gặp gia đình.
  • C. Được thăng chức.
  • D. Được đi du lịch.

Câu 21: Quan điểm của Cụ Bản về tình hình hiện tại là gì?

  • A. Cần tuân thủ nghiêm ngặt mọi quy định.
  • B. Cốt yếu là dân no đủ, ấm no.
  • C. Hợp tác xã là biện pháp tối ưu.
  • D. Cần báo cáo mọi sai phạm lên cấp trên.

Câu 22: Ngôn ngữ thân mật dùng trong trường hợp nào?

  • A. Khi giao tiếp với người thân của mình.
  • B. Khi viết thư cho một tổ chức nào đó.
  • C. Trong đời sống giao tiếp hàng ngày.
  • D. Khi chuẩn bị tham gia một cuộc họp quan trọng.

Câu 23: Cuối cùng, Đảng ủy Mặt trận đã đi đến quyết định gì?

  • A. Giữ nguyên phương châm "đánh nhanh thắng nhanh".
  • B. Thay đổi phương châm sang "đánh chắc tiến chắc".
  • C. Trì hoãn Chiến dịch Điện Biên Phủ.
  • D. Yêu cầu Trung ương cử thêm quân chi viện.

Câu 24: Khơ-lét-xta-cốp nhận xét chung về những tên quan kia thế nào?

  • A. Những kẻ ngu đần thiếu hiểu biết.
  • B. Đều là những kẻ quý khách và tốt bụng cả.
  • C. Đều là những kẻ học ít nhưng lại tỏ ra mình nguy hiểm.
  • D. Những kẻ thùng rỗng kêu to, xu nịnh, giả dối.

Câu 25: Chỉ ra lỗi sai của câu sau: Việc làm kịp thời này lẽ ra phải được tiến hành từ tháng trước.

  • A. Có sự lẫn lộn giữa các bình diện khi nói về đối tượng, kịp thời mà nên tiến hành từ trước.
  • B. Câu có sự mâu thuẫn giữa các ý. Đã nói kịp thời thì không thể nói lẽ ra phải được tiến hành trước đó, hoặc nếu đã nói lẽ ra phải tiến hành từ trước đó thì không thể cho là kịp thời.
  • C. Câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ.
  • D. Cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau dẫn đến người đọc hiểu sai nghĩa.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác