Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến?

  • A. Quân địch đã chuyển sang phòng ngự kiên cố, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở nên mạnh mẽ hơn.
  • B. Hậu cần không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho chiến dịch kéo dài
  • C. Tinh thần bộ đội đã xuống thấp 
  • D. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc khuyên nên thay đổi phương châm

Câu 2: Giá trị của bài thơ Việt Bắc được định hình trong văn học dân tộc như thế nào?

  • A. Là bài thơ đánh dấu sự chuyển biến từ thơ tuyên truyền sang thơ trữ tình
  • B. Là cột mốc quan trọng trong việc kết hợp hài hòa giữa nghệ thuật dân gian và cách mạng.
  • C. Là bài thơ mở đầu cho trào lưu thơ về đề tài kháng chiến
  • D. Là tác phẩm đầu tiên sử dụng thể thơ lục bát trong thơ cách mạng

Câu 3: Bài thơ Lưu biệt khi xuất dương ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Đất nước hoà bình
  • B. Khởi nghĩa của Phan Bội Châu giành thắng lợi
  • C. Phong trào yêu nước của Phan Bội Châu được nước ngoài ủng hộ
  • D. Tình hình chính trị trong nước đen tối, các phong trào yêu nước thất bại

Câu 4: Theo văn bản, điều gì chưa từng xảy ra trong lịch sử Việt Nam như hiện nay?

  • A. Sức lao động sáng tạo được phát triển đầy hứa hẹn và xã hội trở nên cởi mở, năng động hơn.
  • B. Xã hội trở nên cởi mở, năng động hơn và giá trị văn hóa truyền thống bị xói mòn mạnh mẽ.
  • C. Giá trị văn hóa truyền thống bị xói mòn mạnh mẽ và sức lao động sáng tạo được phát triển đầy hứa hẹn.
  • D. Sức lao động sáng tạo được phát triển đầy hứa hẹn, xã hội trở nên cởi mở, năng động hơn và giá trị văn hóa bị xói mòn mạnh mẽ.

Câu 5: Câu thơ nào sau đây được tác giả đánh giá là "vừa dân dã, vừa cổ điển, cân đối, cô đúc"?

  • A. "Mình về mình có nhớ ta"
  • B. "Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù"
  • C. "Hắt hiu lau xám đậm đà lòng son"
  • D. "Trám bùi để rụng măng mai để già"

Câu 6: Câu nào sau đây thể hiện ngôn ngữ thân mật?

  • A. "Xin trân trọng kính mời quý vị"
  • B. "Tao bảo mày rồi, đừng có làm thế"
  • C. "Kính thưa Hội đồng xét xử"
  • D. "Thưa quý khách, xin mời quý khách dùng bữa"

Câu 7: Ai đã nói "Người cao thượng không phải là không bao giờ đê tiện, người cao thượng biết rằng mình có những lúc đê tiện"?

  • A. Stendhal.
  • B. Bielinxky.
  • C. Seneca.
  • D. Maiakovsky.

Câu 8: Điều kiện mà Shylock đưa ra cho khoản vay của Antonio là gì?

  • A. Antonio phải trả lãi suất cao.
  • B. Antonio phải thế chấp tài sản để đảm bảo khoản vay.
  • C. Antonio phải đồng ý cho Shylock lấy một cân thịt từ người mình nếu không trả được nợ.
  • D. Antonio phải trả hết khoản vay trong vòng một tháng.

Câu 9: Tác giả cho rằng điều gì diễn ra bên trong ý thức của cá nhân khi tham gia thực tiễn?

  • A. Sự lười biếng diễn ra bên trong ý thức của cá nhân. 
  • B. Hành trình tinh thần diễn ra bên trong ý thức của cá nhân.
  • C. Sự chán nản diễn ra bên trọng ý thức của cá nhân.
  • D. Niềm vui diễn ra bên trọng ý thức của cá nhân.

Câu 10: Phân tích hiệu quả nghệ thuật của việc sử dụng nghịch ngữ trong câu: Đá ở đây từ ngàn năm vẫn mai phục hết trong lòng sông, hình như mỗi lần có chiếc thuyền nào xuất hiện ở quãng ầm ầm mà quạnh hiu này, mỗi lần có chiếc nào nhô vào đường ngoặt sông là một số hòn bèn nhổm dậy để vồ lấy thuyền?

  • A. Tác giả đã tạo ra một hình ảnh đối lập khi miêu tả sự hung bạo của con sông Đà. Sự nguy hiểm của nó không chỉ cao mà còn bí hiểm.
  • B. Thể hiện sự hùng vĩ của sông Đà.
  • C. Thể hiện sự bí hiểm của dòng sông này.
  • D. Thể hiện sự hiểm trở mà hùng vĩ của dòng sông này.

Câu 11: Nguyên nhân người đàn bà hàng chài xuất hiện ở tòa án huyện: 

  • A. Đi theo thằng Phác – con trai mình, tố giác chồng hành hung.
  • B. Chạy trốn trận đòn của chồng.
  • C. Đi nộp đơn xin li dị người chồng vũ phu.
  • D. Theo lời mời của chánh án Đẩu.

Câu 12: Quang Dũng viết bài thơ Tây Tiến khi nào?

  • A. Đang ở đơn vị Tây Tiến.
  • B. Khi đã rời khỏi quân đội.
  • C. Khi đang ở bệnh viện quân y vì bệnh sốt rét tái phát.
  • D. Khi đã chuyển sang công tác ở đơn vị khác.

Câu 13: Thái độ buộc phải rất rạch ròi của Phan Bội Châu đối với nền học vấn cũ không xuất phát từ nguyên nhân nào trong những nguyên nhân sau?

  • A. Từ khát vọng và chí hướng làm trai.
  • B. Từ ảnh hưởng của sách báo có nội dung cách mạng, duy tân.
  • C. Từ nỗi nhục, nỗi đau của người dân nô lệ.
  • D. Từ thái độ muốn đoạn tuyệt với truyền thống.

Câu 14: Tác phẩm nào sau đây không thuộc thể loại truyện truyền kì?

  • A. Thánh tông di thảo
  • B. Truyền kì mạn lục
  • C. Truyền kì tân phá
  • D. Hoàng Lê nhất thống chí.

Câu 15: Nội dung nào sau đây đúng với bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng?

  • A. Bài thơ thể hiện khát vọng về với những sâu nặng nghĩa tình trong cuộc kháng chiến chống Pháp, về với ngọn nguồn cảm hứng sáng tác.
  • B. Bài thơ là một bản quyết tâm tư, là lời thề hành động của người chiến sĩ trẻ, đồng thời thể hiện khát khao rạo rực, mong được về với cuộc sống tự do.
  • C. Bài thơ là cảm xúc và suy tư về đất nước đau thương nhưng anh dũng kiên cường đứng lên chiến đấu và chiến thắng trong kháng chiến chống thực dân Pháp.
  • D. Bài thơ là một bức tranh hoang vu, kỳ vĩ, hấp dẫn của thiên nhiên Tây Bắc, là nỗi nhớ khôn nguôi, là khúc hoài niệm, là một dư âm không dứt về cuộc đời chiến binh.

Câu 16: Khi sử dụng tài liệu tham khảo trong bài viết của mình, hành động nào sau đây thể hiện việc tôn trọng quyền sở hữu trí tuệ?

  • A. Sao chép nguyên văn một đoạn dài từ nguồn tài liệu mà không ghi rõ nguồn gốc.
  • B. Paraphrase ý chính của tác giả nhưng không ghi rõ nguồn tham khảo.
  • C. Trích dẫn chính xác nội dung, ghi rõ tác giả và nguồn tài liệu.
  • D. Chỉ sử dụng những thông tin chung chung, không cần ghi nguồn.

Câu 17: Một số tác phẩm nổi tiếng của Gô-gôn bao gồm có:

  • A. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • B. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Những linh hồn chết.
  • C. Những điền chủ cổ xưa, Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Chiếc lá cuối cùng.
  • D. Bức chân dung, Romeo và Juliet, Nhật kí người điên, cái mũi, Quan thanh tra, Chiếc áo khoác, Góc khuất.

Câu 18: Đáp án nào không nói đúng ý nghĩa sự hi sinh của những người nghĩa sĩ Cần Giuộc trong tác phẩm "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc"?

  • A. Bảo vệ từng tấc đất, ngọn cỏ.
  • B. Vì sự bền vững của triều đình.
  • C. Giữ gìn từng miếng cơm manh áo.
  • D. Khẳng định lẽ sống cao đẹp của thời đại.

Câu 19: Dòng nào sau đây nói đúng nhất về Nguyễn Huy Thiệp?

  • A.  Là nhà văn có nhiều đóng góp trong việc đổi mới nội dung và hình thức nghệ thuật của văn xuôi Việt Nam đương đại.
  • B.  Là nhà văn tiên phong trong phong trào thơ văn đương đại.
  • C.  Là nhà thơ có nhiều giải thưởng lớn về văn học nghệ thuật.
  • D.  Là nhà văn tiên phong của văn học hiện đại..

Câu 20: Thế nào là ngôn ngữ thân mật?

  • A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống phát biểu trong mội hội nghị….
  • B. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
  • C. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống đời thường khi nói và viết cho người thân, bạn bè: viết thư, tin nhắn.
  • D. Là ngôn ngữ đặc biệt bằng kí hiệu hình ảnh.

Câu 21: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

  • A. Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
  • B. Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc.
  • C. Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt.
  • D. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi.

Câu 22: Theo đoạn trích, Bác sĩ Đặng Thùy Trâm phải đảm nhận những công việc nào?

  • A. Chỉ phụ trách bệnh xá.
  • B. Chỉ lo điều trị.
  • C. Chỉ giảng dạy.
  • D. Phụ trách bệnh xá, điều trị và giảng dạy.

Câu 23: Theo văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, đối với các nước phát triển như Nhật Bản vớ được những dạng đảo chìm như vớ được gì?

  • A. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được vàng.
  • B. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được bạc.
  • C. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được kim cương.
  • D. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được dầu mỏ.

Câu 24: Phân tích loại lỗi mà câu sau đây mắc phải: “Tuần trước, tôi nhìn thấy anh ấy trên đường đến thư viện.”

  • A. Lỗi câu mơ hồ. 
  • B. Lỗi thiếu logic.
  • C. Lỗi thiếu chủ ngữ.
  • D. Lỗi thiếu vị ngữ.

Câu 25: Việc thay đổi phương châm tác chiến sang "đánh chắc tiến chắc" có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp quân ta giảm thiểu tổn thất và giành thắng lợi cuối cùng.
  • B. Kéo dài thời gian chiến dịch và gây khó khăn cho công tác hậu cần.
  • C. Làm giảm tinh thần chiến đấu của bộ đội.
  • D. Khiến quân địch hoang mang, rối loạn.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác