Tắt QC

Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Di truyền quần thể và di truyền học người

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 cánh diều ôn tập Chủ đề 4: Di truyền quần thể và di truyền học người có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đặc trưng di truyền của một quần thể giao phối được thể hiện ở

  • A. số lượng cá thể và mật độ quần thể.
  • B. số loại kiểu hình khác nhau trong quần thể.
  • C. nhóm tuổi và tỉ lệ giới tính của quần thể.
  • D. tần số allele và tần số kiểu gene.

Câu 2: Định luật Hardy - Weinberg phản ánh

  • A. trạng thái động của quần thể.
  • B. sự mất ổn định của tần số allele trong quần thể.
  • C. sự ổn định của tần số allele trong quần thể.
  • D. trạng thái cân bằng của quần thể.

Câu 3: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng

  • A. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử trội, tăng gần kiểu gene đồng hợp tử lặn.
  • B. Giảm dần kiểu gene đồng hợp tử lặn, tăng dần kiểu gene đồng hợp tử trội.
  • C. Giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử, tăng dần tỉ lệ dị hợp tử.
  • D. Tăng dần kiểu gene đồng hợp tử, giảm dần tỉ lệ dị hợp tử.

Câu 4: Điều gì sau đây không phải là điều kiện để quần thể duy trì trạng thái cân bằng di truyền của quần thể qua các thế hệ?

  • A. Không có di cư, nhập cư.
  • B. Quần thể có kích thước lớn.
  • C. Giao phối không ngẫu nhiên.
  • D. Khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể tương đương nhau.

Câu 5: Ở người bệnh mù màu do gen lặn m nằm trên NST giới tính X quy định, gen trội M quy định bình thường. Cấu trúc di truyền nào sau đây trong quần thể người ở trạng thái cân bằng?

  • A. Nữ giới (0,49 XMXM : 0,42 XMXm : 0,09 XmXm), nam giới (0,3XMY : 0,7XmY).
  • B. Nữ giới (0,36 XMXM : 0,48 XMXm : 0,16 XmXm), nam giới (0,4 XMY : 0,6 XmY).
  • C. Nữ giới (0,81 XMXM : 0,18 XMXm : 0,01 XmXm), nam giới (0,9 XMY : 0,1 XmY).
  • D. Nữ giới (0,04 XMXM : 0,32 XMXm : 0,64 XmXm), nam giới (0,8 XMY : 0,2 XmY). 

Câu 6: Ở người, bệnh bạch tạng do gene lặn nằm trên NST thường quy định. Trong một quần thể, tỉ lệ người bị bạch tạng là 4%. Cứ 96 người bình thường thì có 20 người mang gene bệnh. Tần số allele gây bệnh trong quần thể là

  • A. 0,04.                 
  • B. 0,2.                    
  • C. 0,14.                            
  • D. 0,1.

Câu 7: Ở một quần thể cà chua, xét một gene có hai allele (D, d), tần số allele D là 0,2. Theo lí thuyết, tần số allele d của quần thể này là

  • A. 0,8.                   
  • B. 0,4.                    
  • C. 0,04.                            
  • D. 0,64.

Câu 8: Đặc trưng di truyền của quần thể thể hiện ở

  • A. tần số allele và thành phần kiểu gene.
  • B. tỉ lệ giới tính của quần thể.
  • C. mật độ cá thể của quần thể.
  • D. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

Câu 9: Điều luật cấm kết hôn gần dựa trên cơ sở di truyền nào?

  • A. Ngăn cản tổ hợp allele trội làm thoái hóa giống.
  • B. Hạn chế dị tật do allele lặn gây ra.
  • C. Đảm bảo luân thường đạo lí làm người.
  • D. Thực hiện thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Câu 10: Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau:

0,2XAY : 0,3XaY : 0,2XAX: 0,2XAX: 0,1XaXa

Tần số tương đối của các allele A và a trong quần thể lần lượt là

  • A. 1/2 và 1/2.         
  • B. 8/15 và 7/15.               
  • C. 1/3 và 2/3.         
  • D. 7/15 và 8/15.

Câu 11: Cho thành phần kiểu gene của các quần thể sau về tính trạng màu lông ở một loài động vật do gene có 2 allele quy định, biết allele A quy định lông nâu trội hoàn toàn so với allele a quy định lông xám.

Quần thểIIIIIIIVVVIVII
AA0,090,560,010,320,250,240,50
Aa0,420,320,180,640,500,400,00
aa0,490,120,810,040,250,360,50

Có bao nhiêu quần thể cân bằng di truyền:

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 5

Câu 12: Phương pháp nào chữa bệnh di truyền bằng cách thay thế gene gây bệnh trong cơ thể người bệnh bằng gene bình thường, sau đó nuôi cấy tế bào đã được thay thế gene rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân?

  • A. Liệu pháp gene.
  • B. Đột biến gene.
  • C. Đột biến nhiễm sắc thể.
  • D. Nuôi cấy tế bào.

Câu 13: Trong một quần thể thực vật có hoa, kiểu hình hoa đỏ trội hoàn toàn so với hoa trắng, tính trạng này do một gene có hai allele quy định, hãy cho biết quần thể nào sau đây luôn đạt trạng thái cân bằng di truyền là

  • A. 100% hoa đỏ.
  • B. 25% hoa đỏ : 75% hoa trắng.
  • C. 100% hoa trắng.
  • D. 25% hoa trắng : 75% hoa đỏ.

Câu 14: Nhận định nào sau đây đúng về bộ NST đồ (karyotype) trong hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới bình thường.
  • B. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới bình thường.
  • C. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới mắc hội chứng Down.
  • D. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới mắc hội chứng Down.

Câu 15: Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phenylketon niệu ở người?

  • A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
  • B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
  • C. Cho chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
  • D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích DNA.

Câu 16: Bằng phương pháp đơn giản nào người ta có thể xác định được bệnh máu khó đông ở người là do gene lặn nằm trên NST giới tính X, không có allele trên NST Y?

  • A. Nghiên cứu tế bào học.
  • B. Xét nghiệm DNA.
  • C. Nghiên cứu di truyền quần thể.
  • D. Nghiên cứu phả hệ.

Câu 17: Một thai nhi bị nghi ngờ mắc một chứng rối loạn nghiêm trọng, có thể phát hiện được về mặt sinh hóa trong tế bào của thai nhi. Phương pháp nào sau đây là hợp lí nhất để xác định thai nhi có mắc căn bệnh này hay không?

  • A. Xây dựng kiểu nhân của các tế bào soma của thai phụ.
  • B. Giải trình tự gene của người bố.
  • C. Siêu âm thai nhi để chẩn đoán.
  • D. Chọc dịch ối hoặc sinh thiết gai rau.

Câu 18: Phả hệ dưới đây mô tả sự di truyền của một bệnh ở người:

TRẮC NGHIỆM

Biết rằng không xảy ra đột biến, trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào về bệnh này là đúng?

  • A. Bệnh do một gene có hai allele nằm trên NST thường, trong đó allele lặn quy định bị bệnh.
  • B. Bệnh do một gene có hai allele nằm trên NST thường, trong đó allele trội quy định bị bệnh.
  • C. Bệnh do hai gene không allele nằm trên các NST thường, tương tác theo kiểu bổ sung.
  • D. Bệnh do gene nằm trong tế bào chất quy định, di truyền theo dòng mẹ.

Câu 19: Ở người, allele A quy định có tính kháng nguyên Xg trên bề mặt hồng cầu là trội hoàn toàn so với allele a quy định không có tính kháng nguyên Xg; allele B quy định da bình thường là trội hoàn toàn so với allele b quy định bệnh da vảy. Hai gene này cùng nằm trên vùng không tương đồng của NST giới tính X và cách nhau 10 cM. Một người phụ nữ (H) có kháng nguyên Xg và da bình thường lấy một người đàn ông không có kháng nguyên Xg và bệnh da vảy sinh ra một người con gái (M) có kháng nguyên Xg và da bình thường. (M) kết hôn với chồng (N) không có kháng nguyên Xg và da bình thường. Theo lí thuyết, những phát biểu nào sau đây về hai tính trạng này là đúng?

I. Kiểu gene của người (H) và người (M) chắc chắn khác nhau.

II. Cặp vợ chồng (M) – (N) không thể sinh con trai có tính kháng nguyên Xg và bệnh da vảy.

III. Trong quần thể có tối đa 14 loại kiểu gene về hai tính trạng này.

IV. Người con gái (M) có thể tạo ra loại giao tử XaB chiếm tỉ lệ 5%.

  • A. III và IV.
  • B. II và IV.
  • C. I và II.
  • D. II và III.

Câu 20: Phả hệ hình bên mô tả sự di truyền của một tính trạng ở người (gồm kiểu hình 1 và kiểu hình 2) do một gene có 2 allele quy định, allele trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, trong các phát biểu sau, phát biểu nào về tính trạng này là đúng?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Kiểu hình 1 do allele lặn nằm trên vùng không tương đồng của NST Y quy định.
  • B. Kiểu hình 2 do allele trội nằm trên vùng không tương đồng của NST X quy định.
  • C. Kiểu hình 2 luôn di truyền theo dòng mẹ.
  • D. Kiểu hình 1 do allele lặn nằm trên NST thường quy định.

Câu 21: Phương pháp nào sau đây nghiên cứu các đặc điểm về số lượng, hình dạng, kích thước NST của bộ NST bình thường cũng như bộ NST bất thường ở người?

  • A. Phương pháp nghiên cứu phả hệ.
  • B. Phương pháp nghiên cứu nhiễm sắc thể người.
  • C. Phương pháp nghiên cứu tế bào.
  • D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.

Câu 22: Ở người, tính trạng tóc xoăn là trội hoàn toàn so với tính trạng tóc thẳng. Một gia đình có bố, mẹ tóc xoăn đã sinh ra hai người con, trong đó có một người con gái tóc thẳng. Phả hệ nào sau đây phản ánh đúng sự di truyền tính trạng dạng tóc ở gia đình này?

Ghi chú: 

TRẮC NGHIỆM: Nam, nữ tóc xoăn

TRẮC NGHIỆM: Nam, nữ tóc thẳng

  • A. TRẮC NGHIỆM
  • B. TRẮC NGHIỆM
  • C. TRẮC NGHIỆM
  • D. TRẮC NGHIỆM

Câu 23: Ở người, cùng hệ nhóm máu ABO, hệ nhóm máu Rhesus (Rh) có vai trò quan trọng do đều gây chứng tan huyết khi không tương đồng nhóm máu. Một người phụ nữ có nhóm máu Rh âm (Rh) thường mang thai và sinh con thứ nhất có nhóm máu Rh dương (Rh+) bình thường, nhưng dễ bị sảy thai ở các lần mang thai tiếp theo nếu thai nhi có nhóm máu Rh+. Tỉ lệ người có nhóm máu Rh chiếm khoảng 17% ở người da trắng, 7% ở người da đen và 0,5% ở người da vàng (trong đó có người Việt). Gene quy định nhóm máu Rh có 2 allele R và r, nằm trên NST thường. Allele R quy định nhóm máu Rh+ trội hoàn toàn so với allele r quy định nhóm máu Rh.

Một cặp vợ chồng người Viết có con thứ nhất Rh+, nhưng người vợ có một anh ruột và hai cháu ruột Rh. Phát biểu tư vấn di truyền nào dưới đây là phù hợp với cặp vợ chồng này khi họ dự định sinh con lần thứ hai?

  • A. Người vợ không có nguy cơ sảy thai; vì đã có con thứ nhất Rh+ và xác suất Rh+ ở người Việt rất thấp.
  • B. Người vợ không có nguy cơ sảy thai; vì con thứ nhất Rh+ cho thấy kiểu gene của người chồng là RR.
  • C. Người vợ có nguy cơ sảy thai; vì xác suất người vợ có nhóm máu Rh cao hơn mức chung của quần thể.
  • D. Người vợ có nguy cơ sảy thai cao hơn 50% nếu có kiểu gene rr và người chồng có kiểu gene dị hợp tử.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác