Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 cánh diều Ôn tập bài 3: Nhật kí, phóng sự, hồi kí có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Văn bản Khúc tráng ca nhà giàn thuộc thể loại gì?

  • A. Nhật kí. 
  • B. Phóng sự.
  • C. Hồi kí. 
  • D. Truyện ngắn.

Câu 2: Trong văn bản Quyết định khó khăn nhất, lý do chính khiến Đại tướng Võ Nguyên Giáp quyết định thay đổi phương châm tác chiến là gì?

  • A. Tinh thần bộ đội đã xuống thấp.
  • B. Hậu cần không thể đáp ứng đủ nhu cầu cho chiến dịch kéo dài.
  • C. Quân địch đã chuyển sang phòng ngự kiên cố, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ trở nên mạnh mẽ hơn.
  • D. Các chuyên gia quân sự Trung Quốc khuyên nên thay đổi phương châm.

Câu 3: Nội dung chính của các đoạn trích Nhật ký Đặng Thùy Trâm là gì?

  • A. Mô tả chi tiết các trận đánh chống Mỹ, những khó khăn, thử thách mà các chiến sĩ đã đối mặt.
  • B. Phản ánh cuộc sống hằng ngày, công việc vất vả và tâm tư của một bác sĩ nơi tuyến đầu. Qua đó tác giả gửi gắm những tư tưởng, tình cảm về một lớp trẻ anh dũng hi sinh bao ước mơ và khát vọng cho chiến tranh loạn lạc.
  • C. Chỉ trích sự thiếu trách nhiệm của các đồng nghiệp.
  • D. Ca ngợi sự lãnh đạo tài tình của cấp trên.

Câu 4: Ngôn ngữ trang trọng là gì?

  • A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
  • B. Là ngôn ngữ sử dụng trong cuộc sống hàng ngày.
  • C. Là ngôn ngữ dùng để viết.
  • D. Là ngôn ngữ đặc biệt thể hiện bằng kí hiệu, hình vẽ, màu sắc.

Câu 5: Theo văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, tác đã miêu tả điều gì đã được "tưới xuống những rặng san hô Ba Kè"?

  • A. Nước biển đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.
  • B. Máu của lính thủy Việt đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.
  • C. Dầu mỏ đã tưới xuống những rặng san hô Ba Kè.
  • D. Mồ hôi đã tưới xuống những rặng rặng san hô Ba Kè.

Câu 6: Với người bạn mới quen khi muốn chào hỏi bạn sẽ sử dụng câu như thế nào?

  • A. Chào cậu, cậu khỏe không?
  • B. Dạo này mày thế nào?
  • C. Ê, dạo này ổn không bạn?
  • D. Mày có khỏe không đấy?

Câu 7: Đoạn văn sau sử dụng ngôn ngữ gì? Vì sao em lại khẳng định điều đó?

Con gái yêu quý! Vậy là con gái của mẹ đã lớn thật rồi, cuối cùng cũng đến ngày con phải rời xa vòng tay mẹ để đi học xa nhà. Mẹ vẫn lo lắng y như ngày đầu tiên con đi nhà trẻ, con khóc mà lòng mẹ xót xa. Mẹ biết con không còn mãi bé, cô gái của mẹ đã lớn và đến lúc con phải bay bằng chính đôi cánh của mình, trên bầu trời của con. Con hãy nhớ, cuộc sống không thể tránh khỏi những chông gai, nếu con coi đó là một trò chơi có mạo hiểm, con sẽ thấy nó thú vị, còn nếu con nhìn nó bằng con mắt của bi quan, sợ hãi, nó sẽ là con quái vật nuốt chửng con lúc nào không hay. Chỉ khi con xông pha, trải nghiệm, con mới nhận được những điều giá trị con mong muốn. Con hãy thoải mái tham gia các hoạt động cùng các bạn, làm tình nguyện, đi đến những nơi con muốn nhé!”

  • A. Ngôn ngữ trang trọng. Vì sử dụng nhiều từ ngữ chọn lọc.
  • B. Ngôn ngữ khoa học vì có nhiều từ ngữ chuyên ngành.
  • C. Ngôn ngữ thân mật vì có nhiều từ ngữ thể hiện cảm xúc cá nhân.
  • D. Ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày vì rất suồng sã.

Câu 8: Theo văn bản Khúc tráng ca nhà giàn, đối với các nước phát triển như Nhật Bản vớ được những dạng đảo chìm như vớ được gì?

  • A. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được vàng.
  • B. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được bạc.
  • C. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được kim cương.
  • D. Những nước phát triển như Nhật Bản chẳng hạn vớ được những dạng đảo chìm như thế quá vớ được dầu mỏ.

Câu 9: Trong văn bản Quyết định khó khăn nhất, tại sao Đại tướng Võ Nguyên Giáp lại ra lệnh cho Đại đoàn 308 tiến quân về hướng Luông Pha Băng?

  • A. Để thu hút quân địch về hướng này và giảm sức ép cho Điện Biên Phủ.
  • B. Để chuẩn bị cho chiến dịch tiếp theo sau Điện Biên Phủ.
  • C. Để hỗ trợ các hoạt động của quân ta ở Thượng Lào.
  • D. Để đánh lạc hướng quân địch và giữ bí mật cho kế hoạch tấn công Điện Biên Phủ.

Câu 10: Ngôn ngữ trang trọng thường dùng vào dịp nào?

  • A. Khi chuẩn bị tham gia một hội nghị, một cuộc họp hay với những người chưa thân quen.
  • B. Dùng hàng ngày trong cuộc sống.
  • C. Dùng khi viết thư cho người thân của mình.
  • D. Dùng khi bạn muốn thể hiện yêu cầu gì đó với người khác.

Câu 11: Trong phần 2 của đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, thông điệp cuối cùng tác giả nhắn nhủ chính mình là gì?

  • A. Hãy từ bỏ mọi hy vọng.
  • B. Hãy vui lên và giữ trọn niềm mơ ước.
  • C. Hãy quên đi tuổi trẻ.
  • D. Hãy sống thực tế hơn.

Câu 12: Phương thức biểu đạt của văn bản Khúc tráng ca nhà giàn là gì?

  • A. Chỉ dùng phương thức biểu đạt miêu tả.
  • B. Chỉ dùng phương thức biểu đạt trần thuật.
  • C. Kết hợp giữa biểu cảm và miêu tả.
  • D. Kết hợp giữ miêu tả và trần thuật.

Câu 13: Trong phần 3 đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, điều gì khiến tác giả ra đi, rời xa gia đình?

  • A. Muốn tìm kiếm cơ hội làm giàu.
  • B. Vì lý tưởng.
  • C. Bị ép buộc.
  • D. Muốn trải nghiệm cuộc sống mới.

Câu 14: Dựa vào nội dung giới thiệu văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm, em hãy cho biết, Nhật ký Đặng Thùy Trâm được viết trong khoảng thời gian nào?

  • A. 1966 – 1968.
  • B. 1967 – 1969.
  • C. 1968 – 1970.
  • D. 1969 – 1971.

Câu 15: Ai là tác giả của câu thơ "Đảo tự giấu mình trong màu nước lam xanh/Cái giọt máu thiêng liêng dưới ngầu ngầu bọt song/Tổ quốc ơi! Tiếng chúng tôi kêu lên mà mặt chúng tôi nhìn xuống…"?

  • A. Đại tá Chấn.
  • B. Trần Đăng Khoa.
  • C. Giáp Văn Cương.
  • D. Không được đề cập.

Câu 16: Thế nào là ngôn ngữ thân mật?

  • A. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống phát biểu trong mội hội nghị….
  • B. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong các trường hợp trang trọng, học thuật: phát biểu trong các cuộc họp, thuyết trình hội thoại.
  • C. Là phong cách ngôn ngữ sử dụng trong tình huống đời thường khi nói và viết cho người thân, bạn bè: viết thư, tin nhắn.
  • D. Là ngôn ngữ đặc biệt bằng kí hiệu hình ảnh.

Câu 17: Trong văn bản Quyết định khó khăn nhất, việc sử dụng mật mã trong các cuộc liên lạc giữa Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đơn vị quân sự có vai trò gì?

  • A. Giúp bảo đảm bí mật quân sự và tránh bị địch phát hiện.
  • B. Tăng tốc độ truyền tải thông tin.
  • C. Giúp các đơn vị dễ dàng nhận diện lẫn nhau.
  • D. Giảm thiểu nhiễu sóng trong quá trình liên lạc.

Câu 18: Dựa vào nội dung giới thiệu văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm, em hãy cho biết, Đặng Thùy Trâm hi sinh vào năm nào?

  • A. 1968.                  
  • B. 1969.                  
  • C. 1970.                  
  • D. 1971.

Câu 19: Trong văn bản Quyết định khó khăn nhất, việc thay đổi phương châm tác chiến sang "đánh chắc tiến chắc" có ý nghĩa gì?

  • A. Giúp quân ta giảm thiểu tổn thất và giành thắng lợi cuối cùng.
  • B. Kéo dài thời gian chiến dịch và gây khó khăn cho công tác hậu cần.
  • C. Làm giảm tinh thần chiến đấu của bộ đội.
  • D. Khiến quân địch hoang mang, rối loạn.

Câu 20: Dựa vào nội dung giới thiệu văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm, em hãy cho biết, Đặng Thùy Trâm công tác ở đâu trong thời gian chiến tranh?

  • A. Hà Nội.
  • B. Quảng Trị.
  • C. Đức Phổ, Quảng Ngãi.
  • D. Thành phố Hồ Chí Minh.

Câu 21: Dựa vào nội dung giới thiệu văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm, em hãy cho biết, Đặng Thùy Trâm tốt nghiệp trường đại học nào?

  • A. Đại học Sư phạm Hà Nội.
  • B. Đại học Y Hà Nội.
  • C. Đại học Quốc gia Hà Nội.
  • D. Đại học Bách khoa Hà Nội.

 


Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác