Lý thuyết trọng tâm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng Thùy Trâm). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 3.1. NHẬT KÍ ĐẶNG THÙY TRÂM

A - MỤC TIÊU BÀI HỌC

- HS nhận biết được đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, phân tích được giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản Nhật kí Đặng Thùy Trâm. Từ đó hình thành, rèn luyện năng lực đọc hiểu một tác phẩm nhật kí.

- Tinh thần chiến đấu quả cảm và yêu nước mãnh liệt của thế hệ trẻ những năm kháng chiến.

B - KIẾN THỨC TRỌNG TÂM

I. TÌM HIỂU CHUNG

1. Tác giả

- Đặng Thùy Trâm: 1942 – 1970.

- Quê quán: Hà Nội.

- Chị tốt nghiệp Đại học Y Hà Nội năm 1966, chị xung phong vào công tác ở chiến trường miền Nam trong những năm khốc liệt của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và được phân công phụ trách một bệnh viện ở huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi, chuyên điều trị cho các thương bệnh binh.

- Ngày 22/6/1970 trong một chuyến công tác, chị bị địch phục kích và anh dũng hi sinh khi chưa đầy 28 tuổi.

2. Tác phẩm

Nhật kí Đặng Thùy Trâm là tập nhật kí được nữ bác sĩ Đặng Thùy Trâm viết ừ năm 1968 đến 1970.

- Tác giả ghi chép chân thực về cuộc sống hàng ngày của bản thân và đồng đội ở nơi tuyến đầu chống đến quốc Mỹ, về nỗi đau của dân tộc Việt Nam trong chiến tranh và cả khát khao cháy bỏng ngày đất nước hòa bình để chị được trở về với Hà Nội thân yêu.

II. BỐ CỤC VÀ MẠCH LOGIC CỦA VĂN BẢN.

  1. Nội dung của từng phần trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm:

+ Phần 1: Kể về những công việc hàng ngày của tác giả cũng như câu chuyện về những thanh niên hiếu học, kiên cường và mạnh mẽ. 

+ Phần 2: Sự hi sinh, đánh đổi những ước mơ, hoài bão cá nhân và tuổi thanh xuân cống hiến cho trận chiến.

+ Phần 3: Nỗi nhớ nhà da diết sâu thẳm trong trái tim của chủ thể, và sự kiên cường vượt qua cảm xúc cá nhân và gian khó trên chiến trận.

  1. Mạch logic gắn kết

Là những suy nghĩ cũng như cảm xúc của tác giả ngày một sâu sắc. Nếu ban đầu, tác giả suy nghĩ về thực tại của cuộc sống và con người, về những cô cậu thanh niên vất vả thì phần sau tác giả suy tư sâu lắng về chính bản thân mình cũng đã hi sinh rất nhiều ước vọng bản thân. Sâu xa hơn, tác giả nghĩ đến gia đình của mình, tình cảm cá nhân bủa vây len lỏi là nỗi nhớ quê da diết.

III. SỰ KIỆN VÀ CHỦ THỂ TRẦN THUẬT

Ngày 

Sự kiện

Suy nghĩ của tác giả

Nhận xét của em về chủ thể trần thuật

20/7/1968

Những ngày bận rộn, công tác dồn dập.

Cảm thấy vất vả và vô cùng khó khăn. Nhớ đến những người học trò thân yêu – những người anh hùng vô danh

Chủ thể trần thuật là người trực tiếp tham gia vào sự kiện. Qua đó, bộc lộ suy nghĩ, về sự việc và con người xung quanh

1/1/1970

Đầu năm mới. Tác giả thêm một tuổi đời.

Suy nghĩ về những ước mơ còn dang dở, về thanh xuân đã qua đi trong lửa đạn.

Chủ thể trần thuật bộc lộ suy nghĩ, thái độ về cuộc đời và chính bản thân mình.

19/5/1970

Nhân ngày nhận được thư của mẹ.

Nỗi nhớ nhà, tình cảm sâu nặng với gia đình và quê hương. Suy nghĩ về bản thân đã vượt qua bao gian khổ nhưng vẫn không khiến bản thân đau lòng như nỗi nhớ nhà.

Chủ thể trần thuật là người trực tiếp tham gia vào các sự kiện được hồi tưởng (địch tập kích, ngủ rừng). Bộc lộ suy nghĩ, thái độ về cuộc đời và chính bản thân mình.

IV. TÍNH PHI HƯ CẤU VÀ THỦ PHÁP NGHỆ THUẬT ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG VĂN BẢN 

  1. Tính phi hư cấu 
  • Tính phi hư cấu được thể hiện ở những sự kiện thực (về thời gian, địa điểm, …) mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến. Trong đoạn trích Nhật kí Đặng Thùy Trâm, yếu tố phi hư cấu được thể hiện:

+ Sự kiện có thực: Nhật kí ghi chép lại cuộc sống hàng ngày của một người nữ bác sĩ nơi chiến tuyến. Những sự kiện, sự vụ mà người viết đã trực tiếp tham gia và chứng kiến.

+ Thời gian và địa điểm cụ thể: Nhật kí được viết theo thứ tự thời gian, từ năm 1968 đến năm 1970. Địa điểm diễn ra sự việc cũng được ghi chép cụ thể.

+ Nhân vật có thực: Nhật kí ghi lại những trải nghiệm và sự kiện liên quan đến Đặng Thùy Trâm và những người xung quanh chị.

- Tính phi hư cấu có tác dụng:

+ Tăng tính chân thực: Tính phi hư cấu giúp tăng tính chân thực cho văn bản, giúp người đọc cảm nhận được sự thật về cuộc sống, con người và sự kiện.

+ Tạo sự liên kết mạnh mẽ giữa người đọc và người viết: Khi người đọc biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật, họ có thể cảm thấy mình có một sự liên kết mạnh mẽ hơn với người viết

+ Tạo độ tin cậy: Tính phi hư cấu giúp tạo độ tin cậy cho người đọc, khi họ biết rằng những gì họ đang đọc là sự thật

+ Tạo sự thấu hiểu: Tính phi hư cấu giúp người đọc thấu hiểu hơn về cuộc sống, con người và sự kiện.

  1. Thủ pháp nghệ thuật trong văn bản

- Nhật kí Đặng Thùy Trâm là những dòng ghi chép hàng ngày về cuộc sống nơi tuyến đầu chống Mỹ cứu nước của bác sĩ Đặng Thùy Trâm. Vì vậy, thủ pháp miêu tả kết hợp thủ pháp trần thuật xuất hiện khá nhiều trong tác phẩm. Cụ thể, trong đoạn đầu của văn bản:

Những ngày bận rộn trong công tác dồn dập, thương nặng, người ít, mọi người trong bệnh xá đều hết sức vất vả. Riêng mình, trách nhiệm càng nặng nề hơn bao giờ hết, mỗi ngày làm việc từ sáng tinh mơ cho đến đêm khuya. Khối lượng công việc quá lớn mà người không có nên một mình mình vừa phải phụ trách bệnh xá, vừa lo điều trị, vừa giảng dạy. Vô cùng vất vả và cũng còn nhiều khó khăn trong công việc, nhưng hơn bao giờ hết mình cảm thấy rằng mình đã đem hết tài năng, sức lực của mình…. trong công tác bên giường bệnh.”

- Tác dụng của việc sử dụng kết hợp thủ pháp:

+ Gíup việc miêu tả sự kiện và nhân vật trong nhật kí hiện lên sinh động: là những dòng nhật kí hàng ngày của bác sĩ Đặng Thùy Trâm về công việc chữa trị các thương binh nơi chiến trường.

+ Khắc họa khung cảnh chiến đấu ác liệt nơi chiến trường với biết bao nhiêu chiến sĩ đã bị thương nặng.

+ Qua đó, góp thể hiện tính cách nhân vật: là một bác sĩ luôn hết mình vì công việc cứu chữa bệnh nhân và luôn cống hiến hết tài năng, sức lực của bản thân cho cách mạng.

V. LIÊN HỆ THỰC TIỄN

Đó là sự tự hào xen lẫn xúc động với những thế hệ “cha, ông” những thế hệ “chú bác” của chúng ta đã tình nguyện hi sinh những lí tưởng cao đẹp về mục tiêu cao cả. 

Khi Tổ quốc lên tiếng thì dù lí tưởng, hay tuổi trẻ thậm chí tính mạng đều “hiến dâng” hết thảy.

Chi tiết đặc biệt xúc động đối với người đọc đó là khi tác giả nhận được bức thư của mẹ. Cảm xúc như vỡ òa trong lòngÔi! Có ai hiểu lòng con ao ước được về sống giữa gia đình, dù chỉ một giây lát đến mức nào không? Con vẫn hiểu điều đó từ lúc bước chân lên chiếc ô tô đưa con vào đường bom đạn. Nhưng con vẫn ra đi vì lý tưởng”.  Đối với bất kì một ai thì việc rời xa gia đình là điều vô cùng khó khăn nhất là đối với một cô gái tuổi đôi mươi. Cô gái ấy mong được trở về nhà dù chỉ trong giây lát. Thế nhưng, tình cảm cá nhân đã được nén lại để nhường chỗ cho mục đích cao đẹp phía trước đó là chiến đấu hết mình để đền đáp Tổ quốc thân yêu.

VI. TỔNG KẾT

  1. Nội dung

+ Sự thật cuộc sống chiến đấu của những con người trên tuyến đầu chống Mỹ.

+ Thể hiện tinh thần yêu nước cao đẹp đáng tự hào của những thế hệ trẻ tri thức, sẵn sàng bỏ qua những lí tưởng cá nhân vì mục tiêu chung giải phóng dân tộc.

  1. Nghệ thuật

+ Tính phi hư cấu thể hiện rõ nét thông qua các chi tiết như (thời gian, không gian, sự kiện, nhân vật….)


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Tóm tắt kiến thức Ngữ văn 12 CD bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng, kiến thức trọng tâm Ngữ văn 12 cánh diều bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng, Ôn tập Ngữ văn 12 cánh diều bài 3: Nhật kí Đặng Thùy Trâm (Đặng

Bình luận

Giải bài tập những môn khác