Tắt QC

Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4 văn bản 2: Việt Bắc (Tố Hữu) (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 4 văn bản 2: Việt Bắc (Tố Hữu) (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Đâu không phải là giá trị nghệ thuật của bài thơ Việt Bắc:

  • A. Ngôn từ mộc mạc, giàu hình ảnh, giàu sức gợi.
  • B. Các biện pháp tu từ so sánh, ẩn dụ, hoán dụ đậm đà tính dân tộc.
  • C. Tố Hữu phát huy cao độ tính nhạc phong phú của Tiếng Việt.
  • D. Hình ảnh thơ chân thực, sinh động, gần gũi với sinh hoạt cũng như tâm hồn người miền núi.

Câu 2: Bốn câu thơ sau đây là lời của ai ?

“ – Tiếng ai tha thiết bên cồn

Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi

Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • A. Lời đáp của người ra đi.
  • B. Lời đáp của người ở lại.
  • C. Lời của cô gái.
  • D. Lời của người con.

Câu 3: Quê hương của nhà thơ Tố Hữu ở đâu?

  • A. Hà Tĩnh.
  • B. Quảng Bình.
  • C. Thừa Thiên – Huế.
  • D. Nghệ An.

Câu 4: Đáp án nào không phải phong cách nghệ thuật thơ Tố Hữu:

  • A. Sử dụng thể thơ dân tộc.
  • B. Sử dụng cách nói của dân gian.
  • C. Kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trữ tình và trào phúng.
  • D. Thơ phát huy được tính nhạc của Tiếng Việt ta.

Câu 5: Nội dung chính của 4 câu thơ sau là gì?

" – Ta với mình, mình với ta

Lòng ta sau trước, mặn mà đinh ninh

Mình đi, mình lại nhớ mình

Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu”.

  • A. Khẳng định tình nghĩa thủy chung, son sắt.
  • B. Nỗi nhớ thiên nhiên, núi rừng Việt Bắc.
  • C. Nỗi nhớ về cuộc sống ở Việt Bắc.
  • D. Nỗi nhớ về bức tranh tứ bình ở Việt Bắc.

Câu 6: Trong bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu, nỗi nhớ Việt Bắc được so sánh với:

  • A. Nhớ người yêu.
  • B. Nhớ cha mẹ.
  • C. Nhớ bạn bè.
  • D. Nhớ quê hương.

Câu 7: Đáp án nào không thể hiện nội dung của 18 câu thơ tiếp theo trong phần II của đoạn trích?

  • A. Những kỉ niệm về tình quân dân gắn bó như một gia đình.
  • B. Con người và cuộc sống Việt Bắc: khổ cực, lam lũ mà thủy chung, son sắt.
  • C. Thiên nhiên, núi rừng, cuộc sống và con người Việt Bắc luôn in đậm trong tâm trí những người về xuôi tình cảm chân thành, tha thiết của người cán bộ kháng chiến.
  • D. Nỗi nhớ về bức tranh tứ bình ở Việt Bắc.

Câu 8: Bốn mùa trong bức tranh tứ bình về cảnh và người ở Việt Bắc được sắp xếp theo trình tự nào sau đây?

  • A. Thu - Đông - Xuân - Hạ.
  • B. Đông - Xuân - Hạ - Thu.
  • C. Xuân - Hạ - Thu - Đông.
  • D. Hạ - Thu - Đông – Xuân.

Câu 9: Bài thơ Việt Bắc được ra đời trong hoàn cảnh nào?

  • A. Sau khi hiệp định Giơ-ne-vơ được kí kết, Trung ương Đảng và Chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lịch sử ấy, Tố Hữu sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
  • B. Sau khi hiệp định Pa-ri được kí kết, Trung ương Đảng và chính phủ rời chiến khu Việt Bắc về lại thủ đô. Nhân sự kiện có tính chất lích sử ấy, Tố Hữu đã sáng tác bài thơ Việt Bắc để ghi lại không khí bịn rịn, nhớ thương của kẻ ở, người đi.
  • C. Trong những năm tháng chiến đấu ở Việt Bắc năm 1954.
  • D. Khi tác giả Tố Hữu rời Việt chuyển sang đơn vị khác công tác mới.

Câu 10: Vị trí của đoạn trích trong bài thơ Việt Bắc là?

  • A. Nằm trong phần đầu của tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến).
  • B. Nằm trong phần đầu của tác phẩm (gợi viễn cảnh tươi sáng của đất nước và ngợi ca công ơn của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc).
  • C. Nằm trong giữa tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến).
  • D. Nằm trong phần cuối tác phẩm (kỉ niệm về cách mạng và kháng chiến).

Câu 11: Giá trị nội dung của bài thơ Việt Bắc là: 

  • A. Cảm nghĩ mới mẻ của tác giả về đất nước qua những vẻ đẹp được phát hiện ở chiều sâu trên nhiều bình diện: lịch sử, địa lý, văn hóa.
  • B. Cảm hứng lãng mạn và bi tráng về ngưới lính ở Việt Bắc.
  • C. Là khúc ân tình thủy chung của những người cách mạng, của cả dân tộc qua tiếng lòng của tác giả.
  • D. Là nỗi nhớ sâu sắc với mảnh đất con người nơi đây.

Câu 12: Bài thơ Việt Bắc được viết theo thể thơ nào?

  • A. Thất ngôn.
  • B. Lục bát.
  • C. Thất ngôn bát cú.
  • D. Song thất lục bát.

Câu 13: Bài thơ Việt Bắc sử dụng lối đối đáp giao duyên của:

  • A. Đồng dao.
  • B. Câu đối.
  • C. Vè.
  • D. Ca dao dân ca.

Câu 14: Câu thơ sau sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?

“Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

  • A. Ẩn dụ.
  • B. Hoán dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Nhân hóa.

Câu 15: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng ở bốn câu thơ đầu bài thơ Việt Bắc là:

  • A. Câu hỏi tu từ, điệp ngữ.
  • B. Hoán dụ.
  • C. So sánh.
  • D. Nhân hóa.

Câu 16: Biện pháp nghệ thuật không được sử dụng trong đoạn thơ sau:

Những đường Việt Bắc của ta

Ðêm đêm rầm rập như là đất rung

Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân công đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.

Nghìn đêm thăm thẳm sương dày

Ðèn pha bật sáng như ngày mai lên”

  • A. Các động từ mạnh.
  • B. Các từ láy.
  • C. Biện pháp cường điệu.
  • D. Nói giảm nói tránh.                                                         

Câu 17: Nghệ thuật được sử dụng trong bốn câu thơ sau:

“Tin vui chiến thắng trăm miềm

Hoà Bình, Tây Bắc, Ðiện Biên vui về

Vui từ Ðồng Tháp, An Khê

Vui lên Việt Bắc, đèo De, núi Hồng”

  • A. Liệt kê.
  • B. Điệp.
  • C. So sánh.
  • D. Cả liệt kê và điệp.

Câu 18: Câu thơ nào dưới đây sử dụng biện pháp so sánh?

  • A. "– Ta với mình, mình với ta / Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh".
  • B. "Mình đi mình lại nhớ mình / Nguồn bao nhiêu nước, nghĩa tình bấy nhiêu".
  • C. "Nhớ từng bản khói cùng sương / Sớm khuya bếp lửa người thương đi về".
  • D. "Nhớ từng rừng nứa bờ tre / Ngòi Thia, sông Đáy, suối Lê vơi đầy".

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác