Tắt QC

Trắc nghiệm KHTN 9 kết nối bài 50: Cơ chế tiến hóa (P2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức bài 50: Cơ chế tiến hóa (P2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, tổ chức sống nào sau đây là đơn vị tiến hóa cơ sở?

  • A. Quần thể. 
  • B. Hệ sinh thái.      
  • C. Quần xã. 
  • D. Cá thể.

Câu 2: Darwin quan niệm biến dị cá thể là

  • A. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động.
  • B. những biến đổi trên cơ thể sinh vật dưới tác động của ngoại cảnh và tập quán hoạt động nhưng di truyền được.
  • C. sự phát sinh những sai khác giữa các cá thể trong loài qua quá trinh sinh sản.
  • D. những đột biến phát sinh do ảnh hưởng của ngoại cảnh.

Câu 3: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, nhân tố nào dưới đây không được xem là nhân tố tiến hóa?

  • A. Các yếu tố ngẫu nhiên.          
  • B. Chọn lọc tự nhiên.
  • C. Giao phối ngẫu nhiên. 
  • D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 4: Theo quan niệm của Darwin, nguồn nguyên liệu chủ yếu của quá trình tiến hóa là

  • A. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.      
  • B. đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
  • C. biến dị cá thể.
  • D. đột biến gene.

Câu 5: Theo quan điểm của thuyết tiến hóa hiện đại, nguồn biến dị di truyền của quần thể là

  • A. đột biến và biến dị tổ hợp.
  • B. do ngoại cảnh thay đổi.
  • C. biến dị cá thế hay không xác định.
  • D. biến dị cá thể hay xác định.

Câu 6: Theo Lamarck nguyên nhân tiến hoá là do

  • A. chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
  • B. ngoại cảnh không đồng nhất và thường xuyên thay đổi là nguyên nhân làm cho các loài biến đổi.
  • C. ảnh hưởng của quá trình đột biến, giao phối.
  • D. ngoại cảnh luôn thay đổi và tác nhân gây ra đột biến và chọn lọc tự nhiên

Câu 7: Giải thích mối quan hệ giữa các loài, Darwin cho rằng các loài

  • A. là kết quả của quá trình tiến hoá từ một nguồn gốc chung.
  • B. sinh ra cùng một thời điểm và chịu sự chi phối của chọn lọc tự nhiên.
  • C. biến đổi theo hướng ngày càng hoàn thiện nhưng có nguồn gốc khác nhau.
  • D. là kết quả của quá trình tiến hoá từ rất nhiều nguồn gốc khác nhau.

Câu 8: Đợn vị của tiến hóa nhỏ là

  • A. nòi.        
  • B. cá thể.
  • C. quần thể.        
  • D. quần xã.

Câu 9: Trong các nhân tố sau, nhân tố nào làm tăng vốn gene của quần thể?

  • A. Chọn lọc tự nhiên.      
  • B. Đột biến.
  • C. Yếu tố ngẫu nhiên.      
  • D. Giao phối không ngẫu nhiên.

Câu 10: Đối với quá trình tiến hóa, yếu tố ngẫu nhiên

  • A. làm biến đổi mạnh tần số allele của những quần thể có kích thước nhỏ.
  • B. làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể sinh vật.
  • C. làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.
  • D. chỉ đào thải các allele có hại và giữ lại các allele có lợi cho quần thể.

Câu 11: Vai trò chính của đột biến gene trong quá trình tiến hóa là

  • A. cung cấp nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
  • B. quy định chiều hướng và nhịp điệu của quá trình tiến hóa.
  • C. làm thay đổi đột ngột tần số allele của quần thể.
  • D. làm giảm đa dạng di truyền và làm nghèo vốn gene của quần thể.

Câu 12: Khi nói về học thuyết tiến hóa của Darwin, phát biểu nào sau đây không đúng?

  • A. Nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các đặc điểm thích nghi trên cơ thể sinh vật là do CLTN tác động thông qua đặc tính biến dị và di truyền của sinh vật.
  • B. CLTN là quá trình đào thải các sinh vật mang các biến dị không thích nghi và giữ lại các sinh vật mang các biến dị di truyền giúp chúng thích nghi.
  • C. Hạn chế của học thuyết tiến hóa Darwin là chưa làm rõ được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền của biến dị.
  • D. Để giải thích về nguồn gốc các loài, theo Darwin nhân tố tiến hóa quan trọng nhất là biến dị cá thể.

Câu 13: Ngày nay vẫn tồn tại song song nhóm sinh vật có tổ chức thấp bên cạnh các nhóm sinh vật có tổ chức cao vì

  • A. nhịp điệu tiến hoá không đều giữa các nhóm.
  • B. tổ chức cơ thể có thể đơn giản hay phức tạp nếu thích nghi với hoàn cảnh sống đều được tồn tại.
  • C. cường độ chọn lọc tự nhiên là không giống nhau trong hoàn cảnh sống của mỗi nhóm.
  • D. nguồn thức ăn cho các nhóm có tổ chức thấp rất phong phú.

Câu 14: Chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì

  • A. tăng cường sự phân hoá kiểu gene trong quần thể gốc.
  • B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
  • C. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
  • D. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gene của quần thể.

Câu 15: Trong các nhân tố sau đây, có bao nhiêu nhân tố làm phá vỡ trạng thái cân bằng di truyền của quần thể?

(1) Các yêu tố ngẫu nhiên.         

(2) Giao phối không ngẫu nhiên.

(3) Quá trình đột biến.     

(4) Chọn lọc tự nhiên.

(5) Di nhập gene.   

(6) Giao phối ngẫu nhiên.

  • A. 2.  
  • B. 5.   
  • C. 3.
  • D. 6.

Câu 16: Trong các nhán tố tiến hóa sau, có bao nhiêu nhân tố luôn làm biến đổi thành phần kiểu gene của quẩn thể theo một hướng xác định?

(1) Đột biến.

(2) Chọn lọc tự nhiên.

(3) Di - nhập gene.

(4) Các yếu tố ngẫu nhiên.

(5) Giao phối không ngẫu nhiên.

  • A. 1.  
  • B. 3.   
  • C. 4.   
  • D. 2.

Câu 17: Ở một quần thể hươu, do tác động của một con lũ quét làm cho đa số cá thể khoẻ mạnh bị chết, số ít cá thể còn lại có sức khoẻ kém hơn sống sót, tồn tại và phát triên thành một quần thể mới có thành phần kiểu gene và tần số allele khác hẳn so với quần thể gốc. Đây là một ví dụ về tác động của

  • A. các yếu tố ngẫu nhiên. 
  • B. chọn lọc tự nhiên.
  • C. di - nhập gene   
  • D. đột biến.

Câu 18: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Darwin, đặc điểm thích nghi này được hình thành do

  • A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu
  • B. chọn lọc tự nhiên tích lũy các biến dị cá thể màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể qua nhiều thế hệ.
  • C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu qua nhiều thế hệ.
  • D. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể đe thích nghi với môi trường

Câu 19: Trong tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến có bao nhiêu đặc điểm trong những đặc điểm sau đây?

1. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể theo một hướng xác định.

2. Làm phát sinh các biến dị di truyền của quần thể, cung cấp nguồn nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.

3. Có thể loại bỏ hoàn toàn một allele nào đó khỏi quần thể cho dù allele đó là có lợi.

4. Làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene của quần thể rất chậm.

  • A. 1.  
  • B. 4.   
  • C. 3.
  • D. 2.

Câu 20: Khi nói về các yếu tố ngẫu nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?

1. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể loại bỏ hoàn toàn một allele có lợi ra khỏi quần thể

2. Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm thay đổi đột ngột tần số allele và tần số kiểu gene của quần thể.

3. Các yếu tố ngẫu nhiên luôn đào thải hết các allele trội và lặn có hại ra khỏi quần thể.

4. Các yếu tố ngẫu nhiên làm thay đổi tần số allele và thành phần kiểu gene.

  • A. 2.  
  • B. 1.   
  • C. 3.   
  • D. 4.

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác